Monday, August 31, 2015

    BÉ GÁI UNG THƯ LÀM LỄ KẾT HÔN VỚI NAM Y TÁ    .






Một câu chuyển cảm động, và tấm lòng cao cả của người y tá.

Trung tâm y tế Albany ở thành phố New York hôm 17 tháng 7 vừa qua đã giúp bé Abby, 4 tuổi, bệnh nhân ung thư thực hiện ước mơ làm “đám cưới” với Matt Hickling, nam y tá mà cô bé yêu quý.
Ðược biết bé Abby Sayles đã phấn đấu chống lại căn bệnh ung thư máu suốt năm qua và làm hóa trị ở trung tâm Ung Thư Nhi Ðồng ở New York. Tại đây em thân thiết với y tá nam Matt Hickling 29 tuổi, người đã ở bên cạnh chăm sóc em suốt thời gian điều trị vừa qua. Dần dần em thấy đây là người trong mộng của em. 
Nhưng trước khi sự việc diễn ra, mẹ của bé là bà Renee Sayles đã báo cho Matt biết và hỏi anh đồng ý không. Ban giám đốc bệnh viện rất hào hứng trong việc này và đã mua nhiều bó hoa cho “buổi lễ” đồng thời cho rải hoa khắp lobby.
Bé gái 4 tuổi Abby sống ở New York đang phải chống lại căn bệnh lymphoblastic cấp tính, một dạng của bệnh bạch cầu thường bị mắc ở trẻ em.Hiện tại Abby là bệnh nhân tại một Trung tâm Ung thư ở Albany, New York, Mỹ. Cô bé sống rất lạc quan và vui vẻ mặc dù đang phải điều trị với căn bệnh tai ác.
Trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện, Abby đã có một mối quan hệ ngọt ngào với người y tá của mình, anh Matt Hickling. Chính anh là người đã đem lại sự lạc quan, yêu đời giúp cô bé có thể trải qua những cuộc điều trị khó khăn. Abby thậm chí rất muốn sẽ được kết hôn cùng Hickling.
Đầu tuần này, Abby nói với mẹ cô về kế hoạch kết hôn với Hickling tại cuộc hẹn tiếp theo của cô. Vì vậy, vào ngày thứ Tư, mẹ cô gọi Hickling và nói với anh về ý tưởng của Abby. Chàng y tá cảm thấy rất thú vị và đồng ý lên kế hoạch cho đám cưới độc đáo này.
Khi Abby bước ra, Hickling đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả cho một buổi lễ đáng nhớ trong cuộc đời.
Trong video quay cảnh “đám cưới”, hai phù dâu là y tá cầm hoa bước vào căn phòng có đông người đứng đợi sẵn. Sau đó, bé Abby mặc váy, đội khăn voan, đeo khẩu trang và tay cầm bó hoa cưới được dẫn vào phòng. Cô bé bước đi trên lối vào phòng bệnh trải hoa hồng. Trông thấy chú rể Matt Hickling mặc áo có cài hoa trước ngực đang quỳ xuống đón, cô bé vui vẻ chạy tới sà vào lòng anh.
Người chủ trì lễ cưới là bác sĩ Jennifer Pearce. “Chúng ta có mặt ở đây hôm nay, tại trung tâm này, để chứng kiến hôn lễ của Matt và Abby”, bác sĩ Jennifer phát biểu, chính thức bắt đầu buổi lễ.
Abby vui mừng thốt lên “ôi thật ngọt ngào” và nở nụ cười rạng rỡ khi Matt nắm lấy tay bé. Khi được bác sĩ gợi ý, Abby tự tin nói: “Chú sẽ lấy cháu chứ?”.
- Em sẽ lấy anh làm chồng chứ?, chàng y tá Matt hỏi.- Vâng ạ!, Abby trả lời kèm theo một cái ôm xiết chặt.
Lễ cưới thậm chí còn đầy đủ với bánh kem và, chiếc nhẫn cưới
“Tất nhiên rồi, chú sẽ cưới Abby”, Matt đáp lại.
Cả hai ôm chầm lấy nhau và đeo nhẫn đồ chơi trong tiếng cười, chúc mừng của mọi người xung quanh. Khuôn mặt Abby ánh lên niềm hạnh phúc.
“Tôi không chần chừ khi nói ‘đồng ý’”, Matt tâm sự trong bài viết trên Facebook sau khi được cha mẹ Abby cho phép chia sẻ câu chuyện ngọt ngào này. Video đám cưới của bé Abby và y tá Matt nhận được nhiều lời chúc mừng của người xem.
“Các y tá chăm sóc bệnh nhi ung thư là những thiên thần đặc biệt”, một người có tên Kathy Lutt viết.
“Tôi đã không cầm được nước mắt. Ðứa trẻ thật đẹp còn người lớn thật tuyệt vời”, Berne Bendel bình luận.
Hickling đã tâm sự về đám cưới của mình trên Facebook: "Hi vọng đây là ngày sẽ giúp một trong những bệnh nhân của chúng tôi và gia đình cô bé có thể nhìn lại và mỉm cười để vượt qua khó khăn!".

Bé Abby Sayles đã qua đời ngày hôm sau.

Nguồn FB

Friday, August 21, 2015

Thursday, August 20, 2015

   Những Ngày Ấy   .

Viết cho những người Việt đã chết cho mọi lý tưởng,
hay nạn nhân của lý tưởng


1954

Ngày ấy
Từng đoàn người lũ lượt kéo ra đi
Trên đôi tay, chăng thấy có gì
Đôi mắt đỏ ngầu vì không ngủ
Chân vật vờ trên từng bước đường xa
Lòng chất đầy những lo âu vì những ngày sau vô định
Nắm tay con mà biết chắc không về
Bỏ tất cả
Bỏ tất cả, những con đường xưa cũ
Đã ngàn năm ấp ủ máu xương
Ra đi mà lòng dạ vấn vương
Phố là phố, là phố phường Hà Nội
Là Hải Phòng là cửa ngõ của ngày đi

1960

Ngày ấy
Từng đoàn quân lũ lượt lên đường
Kẻ hăng hái, tưởng sẽ mang thêm mùa thu nữa
Mùa thu xôn xao của chiến thắng năm nào
Mùa thu mà ngây ngất men say
Những biểu ngữ còn ghi trên sử sanh đất bắc
Kẻ âm thầm gạt đi giòng nước mắt
Giã từ đàn con trẻ
Chân ra đi mà không biết ngày về
Cũng mùa thu mà lá quá vàng đi
Mùa thu ấy, cũng là những mùa thu vĩnh biệt

Ngày ấy
Đôi mắt căm thù dựng ngược trên tim
Máu sẽ đổ, máu ai không cần biết
Muốn máu loang trên khắp mọi con đường
Máu tươi ngập trên những vũng máu khô
Máu từng lớp, từng lớp cho căm thù thêm đỏ máu
Xuyên rừng vượt núi
Bánh xe tăng rung trên những đường mòn
Lá trên nón che những tầng mây phủ
Tiếng reo hò như dựng dậy ngàn xưa

1960

Ngày ấy,
Lên đường trong súng lệnh vang vang
Cờ phất phới trên từng ngọn cây nhánh cỏ
Bay tung, bay tung trên khắp phố khắp phường
Cờ Hiền Lương nối đến tận Cà Mâu
Cờ nhuộm cả muà xuân thành vàng ánh
Mùa thu, mùa xuân hay mùa hè rực nắng
Từng đoàn thanh niên không hề đón mùa vui
Giã từ, giã từ tất cả
Bẻ bút đi không nhắc đến ngày về
Mưa hiu hắt trên cánh đồng vàng úa
Mưa ngập mưa trong những trận thư hùng
Máu cũng đổ, cũng loang từng viên gạch
Cũng đau thương cũng se thắt trái tim
Cũng nước mắt đau thương từng xác chết
Tận trời cao, gió bão trút không ngừng
Thân tơi tả nhưng không ngừng chiến đấu
Chết anh em nhưng vẫn quyết xông lên


1975

Ngày ấy.
Ngáy ấy!
Ngày ấy!
Lại từng đoàn người vất hết để ra đi
Trên biển đông tràn ngập những con thuyền
Cơn sóng lớn, lại từng ngàn cơn sóng lớn
Đêm trong đêm lặng lẽ những vì sao
Đêm uất nghẹn, đêm lo từng ngụm nước
Đêm miên man, thương hại những mạn thuyền
Nước mấp mé, như giữa bờ hai vực
Chìm đáy sâu hay khao khát miếng ăn
Đêm chờ đợi
Sáng vừng đông, cũng vẫn đợi vẫn chờ
Không tuyệt vọng cũng không nhiều hy vọng
Vì tương lai tùy cơn nước biển sâu
Tay vẫn luôn luôn
Vùng, vùng, vẫy những con thuyền định mệnh
Thuyền tự do
Có chết cũng ra đi.

Ngày ấy
Những ngày xa xưa ấy
Đã qua chưa những ngày đau thương ấy
Ngày mà con tim rạn nứt
Ngày mà có người tuẫn tiết để đền ơn
Ơn tổ quốc cho trọn tình non nước
Và lá cờ thiêng không được trọn ôm thây
Đã qua rồi những ngày tràn tiếng reo hò
Ngày mà xe tăng vào thành phố
Có những mừng reo
Và có những
Người trong thành uẫn ức ra đi
Vẫn. Vẫn ra đi
Đã qua thật rồi những chuyến di cư
Người dắt người rời xa quá khứ
Và đã qua thật đâu? những chuyến thuyền vượt biển
Tìm tự do dẫu chết cũng ra đi
Những ngày ấy
là những ngày sự thật
Là những chặng đường lịch sử còn ghi
Trả cho nhau đi, những sự thật phũ phàng
Trả lại Di cư cho lịch sử
Trả lại Nam tiến cho lịch sử
Trả lại Bắc tiến cho lịch sử
Trả lại Lưu vong cho lịch sử
Trả laị Chiến thắng cho lịch sử
Trả lại Chiến bại cho lịch sử
Trả lại Những người đã chết cho lịch sử

Để hôm nay ta nói đến ngày mai
Và viết tiếp những trang sử mới

Trang sử đang viết bởi người Việt trên toàn thế giới
Anh từ Âu châu, làm nghề buôn bán
Gửi về quê, những hạt gạo cần
Em đất Việt , dấu di cho nhau tờ thư
Ghi những điều dân ta thèm muốn
Tôi bên Mỹ châu, đọc lại sử sanh
Trang sử đấu tranh ngàn xưa
Giấy vẫn còn nguyên vẹn
Mực vẫn còn rõ nét tiền nhân
Cả ngàn năm vẫn tranh đấu không ngừng
Cho đến bao năm, vẫn Việt Điều, ta xòa đôi cánh rộng
Bay muôn phương rơi rắc tự do
Ngày sắp tới
Việt khắp năm châu! ngày đổi mới
Quê ta lại, một lần, quê ta lại quê ta.

Bùi Hồng Lĩnh
(TSL)

Tuesday, August 18, 2015

Vần Thơ Lạc    .

Bổng dưng thơ lạc mất nguồn
Chỉ còn vài giọt tơ buồn đong đưa
Gió đông lạnh nhớ chiều mưa
Cỏi lòng hoang vắng thơ chưa đậm màu

Thời gian lặng lẽ trôi mau
Ngập trong ký ức niềm đau thuở nào
Thuyền yên bến đổ dạt dào
Biển khơi ngọn sóng nghẹn ngào vì sao?

Sao Linh



   Quê hương   .

Hai chữ quê hương ngậm nguì nỗi nhớ

Bạn và tôi hai nhánh một dòng sông

Nguồn sữa mẹ ngọt ngào tình biển rộng

Đất phù sa vun đắp khối ân tình


Chim xa đàn chưa thấy ánh bình minh

Thuyền viễn xứ biết tìm đâu bến đổ

Ngày tết đến hoa mai vàng nở rộ

Quê hương mình ngăn cách một đai dương


Tôi nhớ mãi sân trường đầy cánh phượng

Đã xa rồi mùa hạ ấy thu sang

Để ưu tư lòng cảm thấy ngỡ ngàng

Thôi từ giả một khung trời hoa mộng


Tôi và bạn chung một lòng vọng tưởng

Ngày trở về xây đắp bến yêu thương

Đàn chim Việt tung cánh bay về tổ

Quê hương ta tràn ngập tiềng reo cười

Sao Linh


Chiều nhớ nhà

Nhung nhớ ơi... buổi chiều vàng.. nắng tắt
Tự hỏi lòng bên ấy nắng hay mưa...?
Quê hương tôi xanh ngắt những rặng dừa
Đồng lúa chín ngọt ngào trong gió thoảng

Trời hanh nắng dưới bóng cây trứng cá
Tuổi thơ vui đùa tặng từng trái ổi, me
Chiều bên sông khua nước mát trưa hè
Bờ mương vọng tiếng côn trùng rỉ rả

Võng kẽo kẹt tiếng ầu ơ thôn dã
Mẹ ngồi buồn trông đợi cánh thư xa
Thênh thang nơi này..dõi mắt nhạt nhòa
Quê hương đó mà sao chừng xa khuất

Trong tâm tưởng, còn nghe mùi của đất
Mơ hồ như giọt sương sớm tinh khôi
Ôi tuổi thơ..và mộng ước nổi trôi
Chợt hoang vắng chiều nay hồn thổn thức

Tina

Quê hương

Quê tôi đó , ai về xin cho nhắn
Dòng nước xanh với những bóng dừa kia
Tôi ra đi bỏ lại ngày tháng cũ
Làng thôn nghèo mộc mạc những chiều xưa ...

Những đêm trăng , trăng lùa qua thôn nhỏ
Gái , Trai làng vui vẽ lúc xuân về
Trong đêm xuân nhìn Mẹ hiền gói bánh
Nhớ làm sao ...những ngày tháng tình quê ...

Mậu Thân 68 giặc Bắc lấn vô
Làng mạc tiêu điều xơ xác lúa ngô
Cha nằm xuống , Mẹ trở thành góa bụa
Đám con thơ ngơ ngác khóc bên mồ ...

Rồi từ đó ...phương Nam tràn sóng gió
Hoa thôi cười cây lá cũng xác xơ
Làng mạc tiêu điều phố chợ lơ thơ
Những nét mặt Mẹ hiền thôi rạng rỡ ...

Hồng Sang

   Tìm hiểu về nhân duyên vợ chồng   .


Nói theo đạo Phật, vợ chồng là do duyên số, có nghiệp, có nợ với nhau, chứ không phải khi không mà lấy nhau được. Phần lớn là do duyên số quyết định. Tuy nhiên, nếu chỉ đổ thừa cho duyên số thì không thực tế . Chúng ta phải chọn lựa, mà trong sự chọn lựa của chúng ta có nghiệp, có nhân quả chi phối bên trong.

Ví dụ có hai người theo đuổi mình, mỗi người đều có ưu có khuyết, chứ không ai hoàn toàn (vì thực ra trên đời này không có ai là hoàn toàn cả, người mà hoàn toàn thì đã đi tu mất rồi , ta đừng trông đợi làm chi cho mất công): người thì cao, người thì lùn, người thì đẹp, người thì xấu, người mũi đẹp, người thì miệng đẹp, người thì hát hay, người thì nói hay. Người hát hay thì nói chuyện dở, người hát dở thì nói chuyện hay… Ta không biết chọn ai, bèn đến nhờ các thầy các cô tư vấn. Thầy nói: “Thôi thì duyên với ai thì con lấy người đó” . Ta ra về, mà cũng chẳng biết chọn ai. Nếu đổ thừa cho nhân quả thì cũng không biết phải chọn ai, cho dù ta có tin vào nhân quả. Vì vậy ta phải dùng lý trí mà chọn lựa.


Tuy nhiên sự lựa chọn cuối cùng vẫn thuộc về phước. Hễ có phước thì chọn đúng, không có phước thì sẽ chọn sai.


Đây là lý do tại sao mình thấy mình rất ưng ý, nhưng lấy nhau được vài tháng thì đổ vỡ, con người mình tưởng tượng, tô vẽ ngày xưa không ngờ mới sống chung vài ba tháng đã trở thành con người khác .
Ngày xưa anh như một thiên thần đến với mình, đầu tóc lúc nào cũng chải chuốt, đến tới nơi là chào hỏi lễ phép ba mẹ mình, thương yêu các em của mình, săn đón lo lắng cho mình từng chút,… anh đến với em như một thiên thần của cuộc đời , lấy nhau ba tháng, anh trở thành một con … quái vật !

Điều này thuộc về nhân quả. Không thể nào lường trước được!

Tuy nhiên, ta phải biết phân biệt người tốt và người xấu.

Đặt vấn đề mình là người tốt : biết đi chùa, biết lễ Phật, biết làm phước, tin nhân quả, … gặp người chồng cũng là người tốt, thì hợp nhau, bởi vì cái tốt là chân lý, mà chân lý là một, nên nếu hai vợ chồng là người tốt, thì sẽ có nhiều điểm giống nhau. Tuy có một vài sở thích khác nhau, như mình thích đọc thơ, ổng thì thích đọc truyện, mình thích Đan Trường , ổng mê Phương Thanh ,… sở thích có thể khác nhau, nhưng những điểm chung căn bản thì phải giống nhau.

Mình có lòng thương người, ổng cũng vậy, vì cái tốt phải giống nhau. Mình có hiếu với cha mẹ mình, thương quý cha mẹ chồng, thì chồng cũng vậy, cũng phải có hiếu với cha mẹ và biết thương quý cha mẹ vợ. Những điểm giống nhau như vậy làm cho cuộc sống dễ chịu, cuộc hôn nhân như vậy làm cho mình hạnh phúc.

Trừ những lúc đau khổ do bất trắc thuộc về hoàn cảnh như rơi vào cảnh nghèo túng một thời gian, hay con cái đau bệnh mà không có tiền,… dù khổ về hoàn cảnh nhưng trong lòng thương quý, tin cậy nhau giữa hai vợ chồng thì vẫn có hạnh phúc, là nơi nương tựa tâm hồn của nhau, dù trong sóng gió vợ chồng vẫn dắt dìu nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Có một ông già sống cả đời không lấy vợ. Hỏi vì sao, ông bảo “sợ cảnh vợ đẻ, con đau, nhà hết gạo”, sợ những hoàn cảnh bất trắc của hôn nhân mà không lấy vợ, để đến già vẫn cô độc một mình. Nhưng nếu trong cuộc hôn nhân hai vợ chồng cùng tốt, mà do một nghiệp xưa nào đó phải đi qua khó khăn thì nhờ niềm tin, tình yêu với nhau, họ sẽ vượt qua mà không đau khổ.

Như một bài hát “anh hứa đưa em về nơi chân trời tím, gom hết mây hai đứa xây lâu đài yêu” . Đúng là tưởng tượng trên cung trăng , nhưng thực tế cuộc sống thì cơm áo gạo tiền phức tạp vô cùng.

Nói yêu thì yêu , nhưng hết gạo thì … yêu hết nổi . Bởi vậy yêu thì yêu, nhưng cũng phải … có gạo mới yêu nổi. Nhưng khi yêu thì người ta quên mất chuyện đó. Tóm lại, tốt cũng là một tiêu chuẩn lựa chọn.

Còn hai người đều xấu thì sao ? Một người vợ ích kỷ, tham lam, ganh ghét, gian dối,… Một ông chồng nhậu, quậy, lăng nhăng, bồ bịch tùm lum, .. thì hai người sống với nhau như thế nào? Lạ một điều là tốt thì giống nhau, còn xấu thì không giống nhau, mà làm khổ nhau.

Mình thích đánh bài tứ sắc, chơi đề; ổng thì thích đi nhậu. Khi “sung” lên mình thích chửi bới, ổng thì thích đánh,… Xấu thì không có điểm chung, chỉ làm khổ nhau. Gia đình như thế không ai dám bén mảng tới lui thăm viếng.

Đặt trường hợp gia đình có một người xấu, một người tốt. Chuyện gì sẽ xảy ra?

Đổ vỡ. Mình đã ráng lựa, nhưng lại chọn nhầm, về sống với nhau mới biết đó là người không tốt. Hôn nhân sẽ cực kỳ mâu thuẫn. Sự khác biệt về đạo đức sẽ làm cho ta khổ tâm day dứt.

Sự chênh lệch tài năng cũng là một điều cần suy xét. Hai người cùng giỏi, thì thật lý tưởng . Hai người cùng dở, chắc là nghèo cả đời . Còn một người chồng quá giỏi, một người vợ quá dở thế nào cũng bị chồng coi thường. Cứ tiếp tục xem thường một thời gian thì tình thương cũng mất.

Có chuyện một người vợ quá khờ, nhà làm ăn buôn bán mà thối tiền cũng không biết, người chồng phải gánh vác hết tất cả mọi việc, chịu không nổi phải thốt lên: “Thôi thôi em ơi, em ngu vừa vừa thôi, chừa cho hàng xóm người ta ngu với!”. Người chồng cũng khá nhã nhặn, không quá thô lỗ, nhưng cứ như vậy thì tình yêu dành cho người vợ cũng mất dần.

Tình thương yêu chỉ có khi mà còn có lòng kính trọng . Nhìn lại, ta cũng chỉ thương người nào mà mình có lòng kính trọng, nể phục. Chứ một người không tài không năng, không bản lĩnh thì làm sao mà thương yêu cho nổi ? Như vậy, chọn người hôn phối cũng nên chọn sao cho tài năng hai người tương đối ngang nhau mới dễ sống. Vợ chồng nể nang nhau vì tài năng, tình yêu mới lâu bền. Vì vậy mà bản thân ta cũng phải biết rèn luyện, trau dồi bản lĩnh trong cuộc sống, có nghề nghiệp vững chắc, thì hôn nhân mới hạnh phúc.

Tương tự, nếu một đôi đũa lệch: người vợ quá giỏi, người chồng quá dở thì đổ vỡ cũng khó tránh. Chịu đựng đến một lúc nào đó không được nữa, phải bỏ nhau. Khinh thường nhau rồi, không thương nhau được nữa. Không thương nhau, thì sẽ phải chia xa.

Ngoài đạo đức, tài năng, còn phải biết chọn người có phước tương đồng với mình mới có thể ăn đời ở kiếp. Phước mà không tương xứng với nhau, cũng sẽ chia tay. Đã là vợ chồng, thì giàu cùng hưởng, nghèo cùng chịu, nên phước phải tương xứng mới có thể sống đời với nhau. Mặc dù mình không biết tương lai mình như thế nào, giàu hay nghèo, nhưng mình vẫn có thể đoán được.

Nếu có phước, trong cuộc sống mình sẽ dễ có những may mắn nho nhỏ, mà gặp một người quá chật vật, đụng đâu hư đó, thì đừng ! Phước quá chênh lệch sẽ không sống với nhau lâu, dễ đổ vỡ. Nếu hai vợ chồng cùng ít phước, thì phải chịu cảnh nghèo, cảnh khổ.Tuy nhiên, phước không đánh giá trong một giai đoạn, mà qua nhiều thời kỳ. Biết đâu buổi đầu nghèo, nhưng về sau lại giàu . Khi mới lấy nhau thì còn nghèo khó, nhưng về sau hai vợ chồng làm nên.

Một điều nữa là chọn vợ chọn chồng cũng nên bình thản, từ từ mà chọn lựa, đừng nên sốt ruột quá. Có những miền quê, dù đã lớn tuổi, chưa có chồng người ta vẫn tỉnh bơ mà sống . Nhưng lại có những miền quê người ta rất sợ mang tiếng “bị ế” . Tới một tuổi nào đó mà chưa có chồng, họ cảm thấy như “xấu hổ” . Vì vậy mà họ khổ, do tới tuổi rồi, không có ai vừa ý nhưng bị buộc phải chọn . Do chọn lựa không ưng ý, về sống với nhau khổ sở mà phải chịu.

Hiểu đạo Phật rồi, ta hãy sống như miền quê không sợ ế, “tỉnh queo” khi tuổi đã lớn mà vẫn chưa tìm được người thích hợp . Không có chồng thì ở vậy … nuôi heo , hay ở vậy đi tu . Nhất là đệ tử Phật, không cần thiết phải lấy chồng. Vì vậy đừng sốt ruột hối ba mẹ mình , cứ bình thản mà chọn người thích hợp.

Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong hôn nhân nữa là tín ngưỡng. Hai vợ chồng khác đạo, rất khó sống với nhau.

Trước hết, phải hiểu rõ Đạo là gì? Đạo là cách để sống trong cuộc đời. Đạo không phải là cái gì ở ngoài cuộc đời. Chúng ta không tìm Đạo trên mây cao, trên đỉnh núi xa, trong rừng vắng. Chúng ta phải sống giữa cuộc đời, sống cho đúng, cho tốt. Đó là Đạo.

Gặp một người nghèo khổ, ta cảm thấy thương. Lòng thương đó là ta đang ứng dụng đạo trong cuộc sống.

Khi ba mẹ rầy la, ta chịu đựng không giận. Cái chịu đựng không giận đó là đạo lý sống trong cuộc đời.

Khi có một người đến hẹn hò, rủ đi chơi tối, mình biết xin phép ba mẹ. Cái biết kiềm chế, không dễ lạc lòng, giữ cứng được lòng mình, chính là Đạo trong cuộc sống.

Mỗi tôn giáo có bề cạn, bề sâu khác nhau. Đây là một điều cần cân nhắc kỹ.

Trở lại, một người chồng tốt phải biết thương vợ . Có thương thì mới theo đuổi, mới cưới nhưng quan trọng là tình thương đó lâu hay mau.

Buổi đầu thương nhớ, nói đủ điều, đến nỗi ngồi nói chuyện, cô gái làm rơi chiếc khăn tay, anh chàng lật đật cúi nhặt, phủi bụi, mang đi giặt xà bông thơm,… làm cô gái cảm động mà ưng thuận . Cưới nhau về rồi, bà vợ té “cái ạch” trước mắt, ông chồng dòm cái rồi đi luôn, không thèm đỡ. .

Do vậy bổn phận của người chồng là phải thương vợ, mà phải thương lâu dài, thương sâu sắc . Cái khó của đàn ông cũng là ở chỗ đó. Họ thường khô khan hời hợt, trong khi phụ nữ lại sống tình cảm, dễ mủi lòng, hay khóc. Vì thế mà đàn ông cần bổ sung ở điểm này.

Thương lâu? Họ phải nhìn lại lòng mình: trước khi cưới phải thương, sau khi cưới phải giữ tình thương, sống với nhau 5 năm, 10 năm,… vẫn phải giữ tình thương đó, dù lúc này tình thương chỉ còn vun đắp bằng lý trí, bằng cái nghĩa. Lúc đó thương bằng suy nghĩ, không còn thương bằng cảm tính nữa. “Lúc đầu gặp em tinh tú quay cuồng – Lòng đang giá băng bỗng ngập tràn muôn tia nắng”, thương bằng cảm tính là thế đó.

Khi lấy nhau rồi cảm tính từ từ hết, người đàn ông phải biết thương bằng suy nghĩ, phải nghĩ thế này : Đây là người đã trao cho mình cả cuộc đời, đã bỏ cha bỏ mẹ đi theo mình, đã sinh cho mình những đứa con để nối tiếp dòng họ của mình, đã cực khổ với mình, đã chia sẻ với mình khi mình còn khó khăn lận đận .... Người chồng phải biết suy nghĩ như thế, vì lúc đó cảm tính đã hết, tình yêu đã hết rồi. Đây là bổn phận của người chồng. Khi tuổi đời càng lớn càng phải biết suy nghĩ về những điều đó để thương vợ.

Còn thương sâu sắc? Phải biết để ý từng chi tiết nhỏ nhỏ để làm vợ mình vui. Nhìn nét mặt người vợ thấy có gì không vui phải biết tìm nguyên nhân xem vì bệnh hay có điều gì làm vợ mình buồn. “Anh có lỡ nói điều gì làm cho em buồn chăng?” hay “Hôm nay em có mệt gì chăng?”… chứ không phải lúc rớt khăn thì lượm, sau thấy vợ té cái ạch, chỉ dòm dòm rồi đi thẳng.

Rồi những khi vợ nấu cơm bưng lên, dù hôm ấy vợ nấu ăn không ngon, nhưng người chồng phải hiểu công lao cực khổ của người vợ, vất vả vì mình. Vợ hỏi: “Hôm nay anh ăn cơm ngon không?” thì cũng trả lời: “Nấu ngon hơn bà nội anh nấu hồi đó?” Hỏi: “Bà nội anh nấu ăn thế nào?” “Hồi đó mỗi lần bà nội nấu cơm, anh toàn trốn ra ngoài ăn phở. Giờ em nấu ăn ngon hơn một chút”…. (chồng như vậy biết kiếm tìm ở đâu nhỉ? )

Ngoài ra, cách cư xử với nhau trong cuộc sống cũng cực kỳ phức tạp. Rồi bổn phận với họ hàng cha mẹ hai bên… Lỡ làm dâu mà nhà chồng không thương, mẹ chồng, em chồng thay nhau nói xấu,… Bao nhiêu điều phải học trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.

Rồi những khi khổ cực, thái độ mình phải sống như thế nào đối với vợ mình, chồng mình. Người ta hay nói: “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Có những lúc khổ cực quá chịu không nổi, thấy có người khác mình liền đi theo, hoặc có khi vừa giàu thì mình bỏ người kia,… Đó là không “đồng cam cộng khổ”.

Đây là vấn đề đạo đức, khi cực khổ mình phải biết an ủi, dắt dìu nhau vượt qua, và cùng nhau làm phước. Không có gì quý bằng lúc nghèo mà làm phước. Giàu mà làm phước thì thường, phước không lớn. Nghèo mà biết làm phước, phước mới nhiều. Vừa làm phước, vừa vượt qua khó khăn, tình nghĩa vợ chồng thêm đẹp.

Rồi những lúc sang giàu, phải đối xử với nhau, với họ hàng thế nào, làm những việc công đức gì, cũng cần phải học.

Một vấn đề tế nhị khó nói mà không ai dám nói là đạo đức về tình dục. Cuộc sống vợ chồng trong đó buộc phải có quan hệ tình dục. Cha mẹ không nói, con cái không biết. Sách vở thì nói tùm lum, bậy bạ, tào lao. Trong quan hệ vợ chồng có cái gọi là ứng xử đạo đức của tình dục. Đây là vấn đề cực kỳ tế nhị, phải được trang bị kỹ trước khi bước vào hôn nhân.

Vấn đề lớn nữa là nuôi dạy con cái. Cha mẹ thương con, nhưng phải biết dùng lý trí. Không được thương con rồi nuông chiều. Đa phần chúng ta thương con rồi nuông chiều con. Người cha có thể cứng rắn dạy con, nhưng người mẹ khi nghe con khóc thì lại không chịu được. Người ta nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” là vậy. Do đó mình phải biết thương con, và dạy con cho đúng. (Sẽ trình bày riêng ở một bài khác).

Một vấn đề thường gặp trong đời sống hôn nhân là lòng chung thủy. Chúng ta thường phải đối diện với vấn đề lớn là sự thiếu chung thủy của người hôn phối làm cho hạnh phúc, hôn nhân tan vỡ. Phụ nữ thường chung thủy hơn đàn ông, vì đàn ông dễ lạc lòng, sa ngã.

Lý do nào người ta không chung thủy lâu dài với nhau?

Thứ nhất, lòng thương yêu không đủ sâu đậm. Thương hời hời hợt hợt, một thời gian thì cưới. Sau đó gặp một người khác, thấy thương hơn, yêu hơn. Thế là lòng thương yêu với người cũ hết. Bị thay đổi. Đó là thực tế. Do vậy ngay từ buổi đầu phải chọn lựa người cho kỹ để đặt tình thương yêu sâu đậm.

Lý do thứ hai là một trong hai người bị đánh mất nhân cách dần dần, nên đánh mất lòng kính trọng của người kia.

Một bà vợ suốt ngày đi “tám” chuyện hàng xóm, có bao nhiêu tiền thì đem đi đánh đề, đánh bài tứ sắc, thì dù ngày xưa người chồng thương yêu lắm, nhưng nói mãi mà không được, thì ông chồng sẽ không còn thương yêu nữa. Mà khi không còn thương nữa, thì có thể ông sẽ đi thương người khác.

Hay người chồng bỗng trở nên nhậu nhẹt, chơi bời, đánh mất tư cách thì người vợ sẽ không còn thương yêu nữa. Có khi người vợ đi tìm người thương khác. Chung thủy mất dần.

Lý do nữa để mất lòng chung thủy là một trong hai người mắc bệnh đa tình, dễ lạc lòng. Mình có chồng rồi, mà gặp người khác đẹp trai, khéo ăn nói, thế là bị lạc lòng, thương người đó. Đây cũng là một cái nghiệp trong tâm. Nếu lỡ mắc phải bệnh này thì nên lạy Phật sám hối cho nhiều để hết nghiệp đa tình.

Một nguyên nhân nữa là một trong hai người có duyên tình ái với nhiều người trong kiếp xưa, bây giờ lần lượt gặp lại. Ví như người chồng ngày xưa làm vua, làm quan gì đó, mà thời xưa thì “năm thê bảy thiếp”, nên kiếp này gặp lại những người vợ cũ. Gặp lại người cũ thì cũng thương nhau, không nỡ bỏ. Đây là nguyên nhân của sự mất chung thủy mà rất khó trách, vì ngày xưa, ông thương người đó thật lòng, và luật lệ, tập quán ngày xưa cho phép. Và do đối xử tốt với nhau, thương nhau thật lòng nên gặp lại. Gặp nhau rồi, trong lòng ông tự nhiên xuất hiện tình thương trở lại, của duyên xưa, chứ không do sa ngã, truỵ lạc. Đây là trường hợp rất khó xử, và hôn nhân dễ dàng đổ vỡ.

Để tránh những điều đó, hai vợ chồng phải thường xuyên cùng nhau lạy Phật sám hối để cầu nguyện giữ được lòng chung thủy. Chung thủy với một người cũng là một bước gần đến chỗ vượt qua ái dục. Nếu mình còn lạc lòng nhiều thì gom hết lại để chung thủy với một người, rồi từ người đó mà dập tắt luôn ái dục, trải lòng thương yêu tất cả chúng sinh.

Từ bây giờ, ta hãy tránh những tiểu thuyết xây dựng nhân vật đa tình, nhất là chuyện điệp viên. Điệp viên 007, đi đến đâu là bồ đến đó. Những bộ phim, những câu chuyện truỵ lạc sẽ giết lần mòn đạo đức, tâm hồn mình, khiến con người không còn chung thủy nữa. Do đó ta phải biết phê phán những thứ văn hóa làm tấm gương xấu về sự lăng nhăng, không chung thủy.

Một điều cũng thường gặp trong hôn nhân là những tình cảm mới phát sinh. Người vợ đi làm gặp đồng nghiệp, xuất hiện tình cảm. Hay người chồng đi làm trên đường gặp một người mến mình, thế là một tình cảm mới phát sinh. Do đó phải biết dập tắt ngay từ đầu, ngay từ mầm mống. Biết lạy Phật thì mới vượt qua được những tình cảm như vậy. Điều này trong cuộc đời ta hay bị.

Một điều nữa là vợ chồng sống với nhau phải biết bày tỏ tình cảm với nhau. Đừng nên hời hợt. Đừng nghĩ rằng sống với nhau lâu rồi, hơi đâu mà màu mè. Đừng nghĩ vậy. Phải biết “màu mè” với nhau. Chồng mua ít hoa tặng vợ. Vợ lâu lâu tặng chồng một món quà nhỏ. Chăm sóc, để ý, hỏi han nhau để vun đắp thêm tình thương yêu dành cho nhau, để giữ lòng chung thủy.

Tuy nhiên cũng có trường hợp là định mệnh quy định hôn nhân sẽ tan vỡ. Là số phận an bài, hay nghiệp xưa phải trả. Đến một lúc nào đó hôn nhân đổ vỡ không tránh được. Đó là duyên số.

Cũng có khi là sóng gió trong hôn nhân mà phải tập độ lượng để vượt qua. Một lúc nào đó bỗng nhiên bạn đời của mình bị lạc lòng với người khác, cũng đừng vì vậy mà đánh vỡ hôn nhân. Có khi mình chịu đựng một chút, xây dựng lại, thì qua lúc sóng gió là hết, gia đình đầm ấm trở lại.

Có một nhà tư tưởng Châu Âu đã nói: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau, mà là cùng nhìn về một hướng”. Thông thường ban đầu khi mới yêu nhau, người ta chỉ muốn dành hết cuộc sống này cho nhau: “Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím – Mơ chúng ta in bóng trên lưng trời xa – Xin không thiếu trăng vàng trên tóc em…” Bao nhiêu điều thơ mộng người ta dệt nên, như trong cuộc sống này chỉ còn có hai người. Nhưng thực tế cuộc sống không phải vậy. Đó là một điều đau khổ, vì tình thương yêu ích kỷ chắc chắn sẽ đưa tới đau khổ. Vì vậy khi đến với nhau thì do duyên số, thương yêu tha thiết, nhưng phải biết “cùng nhìn về một hướng”, nghĩa là biết đem lý tưởng xây dựng điều tốt đẹp cho đời, làm lợi cho chúng sinh, tạo nên công đức lớn trong cuộc đời, hạnh phúc sẽ ngày càng lớn. Còn thứ tình yêu ích kỷ, chỉ biết “nhìn nhau”, một ngày nào đó sẽ quay lại mà “cào cấu” nhau. “Thương nhau lắm, cắn nhau đau” là vậy.

Hiện nay, tình yêu đang được đề cao quá mức. Những quyển tiểu thuyết, những bộ phim, những bản nhạc ướt đẫm tình yêu. Đó là một sự yếu kém trong giáo dục. Tình yêu không phải là tất cả. Có những thứ tình cảm cao đẹp khác tốt hơn: yêu quê hương đất nước, yêu cha mẹ, yêu cây cỏ, yêu thiên nhiên, yêu con người...

Tình yêu là tạm bợ, mong manh như khói, như sương. Tình yêu không bền vững, dù lúc đầu nó dữ dội như gió bão “không có anh em chết cả một đời”, nhưng không phải, xa rồi thấy tỉnh bơ, còn nhẹ cả bụng. Nhưng lúc đầu mình tưởng là như vậy. Lấy nhau rồi thì chỉ còn bổn phận, còn cái nghĩa. Vì vậy ban đầu khi tình yêu mới chớm, ta phải biết xây dựng một tình thương, một cái nghĩa tiếp theo sau, chứ thật sự tình yêu chỉ sau một thời gian ngắn ngủi là nhạt nhòa, là mất, không còn. Chỉ có cái nghĩa, cái lý trí là lâu dài. Lấy nhau lúc còn khổ cực, cái nghĩa lớn. Thương nhau, đỡ đần nhau, cái nghĩa nặng. Còn lấy nhau trong giàu sang, cái nghĩa ít. Hời hợt, không lo gì được cho nhau, cái nghĩa cạn. Cho nên tình yêu là tạm bợ, cái nghĩa mới là lâu dài, còn lòng từ bi mới là vĩnh cửu
.
Nguồn Email 

Saturday, August 15, 2015



Vẫn yêu màu tím trong lòng
Thương em thành nội Ngô Đồng trổ hoa
Buị đường phủ lối ai qua
Tìm em giữa phố xa xa vóc ngà

Sao Linh

Riêng tặng Ann hồn nhiên tím Huế

   Thức Chưa Em   .

Trời đã sáng rồi thức đi em
Đêm qua giấc ngủ chắc êm đềm
Có đem mộng đẹp vào chăn gối
Say đắm cho tình sâu đậm thêm

Anh gửi vần thơ đến cho mình
Ý hòa êm dịu với bình minh
Nắng vừa đến ngõ thơ cùng đến
Gửi nhớ thương người em gái xinh

Trời đã sáng rồi em thức đi
Đêm qua bên ấy em mơ gì
Hoa xuân em có đem vào mộng
Hương có vương buồn lên đôi mi

TSL


Áo trắng xinh ơi hãy nhìn tôi
Sao vờ che miệng liếc mắt thôi
Để bao người tiếc buồn ngơ ngẩn
Để chết hồn ai giữa biển đời

Sao Linh

Áo Trắng tròn xoe đôi mắt nai
Đuôi gà cột khéo xõa hờ vai
Dừng xe trên phố nhiều chàng ngắm
Ai có ngờ đâu mới... mười hai

anntran

   Nỗi Sầu   .

Nắng trong sáng cả bầu trời
Sao lòng thổn thức chưa vơi nỗi sầu
Mậy kia trôi mãi về đâu
Gió bay xin nối nhịp cầu phiêu du
Hoa vàng mỗi độ chiu thu
Nữa đêm tỉnh giấc mịt mù mưa sa
Hỏi lòng sao vẫn xót xa
Bao năm lệ vẫn chan hòa đợi mong

Sao Linh

   Hạt sầu   .

Thương người thức giấc giữa khuya
Sao không ngủ tiếp chắc chưa hết buồn

Thức khuya không phải là buồn
Thức khuya vì nhớ nên tuôn hạt sầu

Sao anh chưa thấy hạt sầu
Chỉ cho anh biết ở đâu anh tìm
Hay em cất ở trong tim
Để anh thả với cánh chim lưng trời

Em không ước mộng xa với
Hạt sầu em thả cho đời kết hoa
Nữa đêm thủ thỉ đôi ta
Tim em rộn rã chan hoà yêu thương

Mong sao tình mãi vấn vương
Hoa đời luôn tỏa phấn hương êm đềm
Trao em một nụ hôn đêm
Ngủ ngon tưởng có anh bên cạnh mình

Tơ trời kết chặt duyên tình
Nụ hôn mật ngọt cho mình ngất ngây
Ngủ ngon anh nhé đến mai
Vòng tay nồng ấm em say ân tình

Ngày mai em đón bình minh
Cho anh gửi với tâm tình đêm nay
Thương về một mối trầu cay
Son môi sẽ thắm một ngày nào thôi
Mong sao hạnh phúc một đời

Hạt Vui

Hạt Sầu anh đã đổ đi
Cho thiên hạ lấy tiếc gì em ơi
Đêm mơ một giấc mộng đời
Cho nhau cho mãi những lời yêu thương
Ngủ đi em giấc mộng thường
Mai trời trong sáng thêm vương ánh hồng

Cảm ơn anh đổ hạt sầu
Hạt vui anh để ở đâu mang về
Cho em không phải ủ ê
Ngủ ngon giấc mộng tràn trề niềm thương

Đêm qua em ngủ ngon không
Sáng nay dậy sớm hãy trông ngoài trời
Hạt Vui trổ nụ khắp nơi
Rủ đàn chim yến hát lời thương em
Mây trời nao nức từ đêm
Đợi em thức để pha thêm ráng hồng

Sáng nay trời đẹp nắng trong
Đàn chim ríu rít cành thông reo mừng
Khắp nơi vũ trụ tưng bừng
Hoa tươi khoe sắc mây vừng nhởn nhơ
Ngạc nhiên em thật không ngờ
Hạt vui giăng khắp vần thơ chờ người
   Quê hương   .

Hai chữ quê hương ngậm nguì nỗi nhớ

Bạn và tôi hai nhánh một dòng sông

Nguồn sữa mẹ ngọt ngào tình biển rộng

Đất phù sa vun đắp khối ân tình


Chim xa đàn chưa thấy ánh bình minh

Thuyền viễn xứ biết tìm đâu bến đổ

Ngày tết đến hoa mai vàng nở rộ

Quê hương mình ngăn cách một đai dương


Tôi nhớ mãi sân trường đầy cánh phượng

Đã xa rồi mùa hạ ấy thu sang

Để ưu tư lòng cảm thấy ngỡ ngàng

Thôi từ giả một khung trời hoa mộng


Tôi và bạn chung một lòng vọng tưởng

Ngày trở về xây đắp bến yêu thương

Đàn chim Việt tung cánh bay về tổ

Quê hương ta tràn ngập tiềng reo cười

Sao Linh



Chiều nhớ nhà

Nhung nhớ ơi... buổi chiều vàng.. nắng tắt
Tự hỏi lòng bên ấy nắng hay mưa...?
Quê hương tôi xanh ngắt những rặng dừa
Đồng lúa chín ngọt ngào trong gió thoảng

Trời hanh nắng dưới bóng cây trứng cá
Tuổi thơ vui đùa tặng từng trái ổi, me
Chiều bên sông khua nước mát trưa hè
Bờ mương vọng tiếng côn trùng rỉ rả

Võng kẽo kẹt tiếng ầu ơ thôn dã
Mẹ ngồi buồn trông đợi cánh thư xa
Thênh thang nơi này..dõi mắt nhạt nhòa
Quê hương đó mà sao chừng xa khuất

Trong tâm tưởng, còn nghe mùi của đất
Mơ hồ như giọt sương sớm tinh khôi
Ôi tuổi thơ..và mộng ước nổi trôi
Chợt hoang vắng chiều nay hồn thổn thức

Tina

   Xuồng Tôi Trên Sông   
 
Xuồng tôi đậu giữa sông Tiền
Kinh ngang lạch dọc ưu phiền trót mang
Em tôi bỏ cuộc sang ngang
Để tôi giòng nước lang thang một mình

Nhìn trời thêm nhớ bình minh
Nhìn mây cao nhớ tấm tình ngày xưa
Em xa tôi với sao vừa` 
Tình tôi gói kín mãi chưa phai lòng

Em về tôi chẳng chờ mong
Em đi tôi cũng bớt lòng thiết tha
Tôi buồn sống với phù sa
Mượn sông nước để làm nhà trú thân

Xuồng tôi muốn ghé lại gần
Thăm cho bõ nhớ tần ngần lại thôi
Em tôi đã quá xa xôi
Như cây buởi đã hết rồi muà hoa

TSL