Nam Cali Tưởng Niệm Quốc Hận 30 Tháng 4 lần thứ 40

Nam Cali Tưởng Niệm Quốc Hận 30 Tháng 4 lần thứ 40
 
     Kính gởi Quý Niên Trưởng & Quý Chiến Hữu.
     Lể tưởng niệm Quốc Hận năm thứ 40, ngày 30/4/1975, ngày toàn cỏi Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng
Sản. Bón mươi năm trôi qua dưới sự cai trị độc đoán của chế độ Cộng Sản, đồng bào Quốc Gia đã trải qua
bao nhiêu khổ đau và bị giết hại của kẻ thù.
     Hôm nay, các đoàn thể trẻ trong cộng đồng Người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã phối họp để tổ chức lể tưởng
niệm năm thứ 40 : 1975 - 2015 , ngày 30/4/1975 ngày toàn cỏi Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt.
     5:00 PM ngày 25/4/2015 lể được khai mạc với phần nghi thức chào cờ Việt Mỹ và phút mặt niệm.
     BTC giới thiệu thành phần Quan khách va đồng hương đến tham dự. 2,000 chiếc ghế được sắp xếp đã
được xữ dụng hết, một số khác đứng hai bên cánh kháng đài.
     Anh Ngô Thiện Đức, đại diện các đoàn thể trẻ phát biểu chào mừng đồng hương, và quan khách.
BTC vinh danh những cá nhân đã giúp đở Cộng Đồng người Việt  trong thời gian di tản (giai đoạn 30/4/75)
và thời gian vượt biên sau nầy trong vấn đề tái định cư trên đất Mỹ.
     Các vị dân cử Mỹ và Mỹ gốc Việt được mời lên khán đài chào mừng đồng hương, chi xẻ cùng đồng hương
Việt Nam những đau thương của biến cố 30/4/75.
     Phần văn nghệ giúp vui rất đặc sắc.
     Hình ảnh ghi lại được trong lể tưởng niệm xin kính chuyển đến quý vị.
     Trân trọng kính chào.
     Thieu Vo

https://plus.google.com/photos/112596496334334247207/albums/6143756601037547393 











Nam Cali Tưởng Niệm Quốc Hận 30 Tháng 4 lần thứ 39

(VienDongDaily.Com - 26/04/2014)
Thanh Phong/Viễn Đông
TUONG%20NIEM%201.jpg

Nghi thức rước Quốc Kỳ tại lễ Tưởng Niệm chiều thứ Bảy tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Nhiều vị dân cử kể cả các thị trưởng, nghị viên từ bốn thành phố và một nghị sĩ tiểu bang cùng đại diện các hội đoàn lên đặt vòng hoa. Năm nay số vòng hoa lên đến con số 33, nhiều vòng hoa nhất và đông người tham dự nhất trong nhiều năm qua.
  
WESTMINSTER - Ba mươi chín năm trôi qua, người Việt Nam tỵ nạn vẫn không quên ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975, ngày đau thương nhất của dân tộc nói chung và của miền Nam Việt Nam nói riêng, và với nỗi đau mất nước đó, mỗi năm hàng ngàn đồng hương tỵ nạn khắp nơi lại tổ chức Tưởng Niệm để tri ân Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh cho tổ quốc, cũng như hàng trăm ngàn đồng bào bỏ mình trên đường tìm tự do, đồng thời nhắc nhở nhau, quê hương vẫn còn đang bị cai trị bởi bạo quyền Việt cộng, hơn 80 triệu đồng bào trong nước còn đang sống không có tự do, mất cả quyền làm người, phải làm sao cứu đất nước khỏi họa xâm lăng, làm sao cứu đồng bào khỏi cảnh bị bóc lột, đàn áp, làm sao để người dân thật sự có tự do, dân chủ và nhân quyền.

Buổi Tưởng Niệm Quốc Hận năm 2014 do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali phối hợp với Liên Hội Cựu Chiến Sĩ và các hội đoàn tổ chức, diễn ra vào buổi chiều thứ Bảy, ngày 26 tháng Tư, 2014 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, 14180 All American Way, Westminster, CA 92683.

TUONG%20NIEM%202.jpg


Trước Tượng Đài, các cựu quân nhân thuộc Hải, Lục, Không Quân, Cảnh Sát Quốc Gia và Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn với quân phục, cảnh phục chỉnh tề đứng sắp hàng đôi từ ngoài đường All American Way vào tận lễ đài để chào đón Quốc Kỳ Việt – Mỹ.

Hai bên lễ đài, hàng trăm chiếc ghế màu trắng dành cho quan khách và đồng hương. Chúng tôi nhận thấy có NS Lou Correa, các Thị Trưởng Westminster, Fountain Valley, Irvine và một số nghị viên Westminster, Garden Grove, đông đảo cựu quân nhân VNCH và một số cựu chiến binh Hoa Kỳ, các vị dân cử cấp tiểu bang và địa phương, và đại diện nhiều hội đoàn, đoàn thể trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, tất cả khoảng hai ngàn đồng hương hiện diện. Ngoài các phóng viên Việt Nam, một số cơ quan truyền thông Hoa Kỳ cũng cử phóng viên đến theo dõi và tường trình buổi Tưởng Niệm.

Đúng 6 giờ chiều, buổi lễ bắt đầu với nghi thức rước Quốc Kỳ VNCH và Hoa Kỳ lên trước lễ đài làm lễ chào cờ và mặc niệm. Hội cựu nữ sinh các trường Lê Văn Duyệt, Trưng Vương, Gia Long, Hội Quảng Nam Đà Nẵng, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, Ban Tù Ca Xuân Điềm và Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ phụ trách hát quốc ca. Nghi thức chào cờ do mũ đỏ Nguyễn Văn Hùng phụ trách. Sau đó MC Minh Phượng, Diệp Miên trường và Phát Bùi phụ trách chương trình tiếp theo.

Ttrước bàn thờ tổ quốc có di ảnh của các vị Tướng lãnh tuẫn tiết, Ban Tế Lễ với áo thụng xanh đã lên làm nghi thức tế lễ cổ truyền rất trang nghiêm, cảm động. Tiếp đến là diễn văn của Trưởng Ban Tổ Chức và phát biểu của một số dân cử, và đại diện các hội đoàn lên đặt vòng hoa. Năm nay số vòng hoa lên đến con số 33, nhiều vòng hoa nhất và đông người tham dự nhất từ nhiều năm qua.

TUONG%20NEIM%203.jpg

Trong dịp này, Viễn Đông đã phỏng vấn một số đồng hương có mặt và ghi nhận ý kiến mỗi người như sau:

Ô. Phan Kỳ Nhơn (Liên Uỷ Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai): “Năm nay là năm thứ 39, Cộng đồng chúng ta tổ chức buổi Tưởng Niệm các chiến sĩ QL/VNCH và đồng bào đã hy sinh vì lý tưởng tự do. Năm nào chúng ta cũng phải làm để tri ân chiến sĩ và nhắc nhở nhau bổn phận phải đấu tranh cho đến khi đạp đổ được bạo quyền cộng sản, đem tự do, dân chủ và nhân quyền cho hơn 80 triệu đồng bào trong nước.”

Ô. Nguyễn Văn Cừ (Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát CĐ Los Angeles): “Tuy đất nước chúng ta tạm rơi vào tay Việt cộng nhưng tôi tin rằng một ngày gần đây, có thể là năm 2015, chế độ cộng sản tại Việt Nam sẽ bị cáo chung như ở Ba Lan, ở Đông Âu và ở Liên Bang Xô Viết để chúng ta trở về quê hương trong vinh quang.”

Cô Trần Mỹ Anh Thư (sinh viên UCI): “Chúng cháu rất ngưỡng mộ các người lính của VNCH, chúng cháu đọc thấy các trang sử rất oai hùng của họ, nhất là các ông tướng đã tuẫn tiết, không để rơi vào tay Việt cộng, Thật đáng ca ngợi.”

Anh Nguyễn Hoàng Cảnh (sinh viên Cal State Long Beach): “Năm nào giới trẻ chúng cháu cũng tham dự buổi Tưởng Niệm này, vì đất nước là đất nước chung, tổ quốc Việt Nam là tổ quốc chung của chúng ta, nay bị người cộng sản chiếm và cai trị. Nếu họ cai trị dân chủ, người dân có quyền tự do và họ tôn trọng mọi người thì chắc không ai chống, nhưng bây giờ họ ác quá. Các bác tổ chức Tưởng Niệm thế này là rất tốt để cho chúng cháu học hỏi.”

TUONG%20NIEM%204.jpg

Bà Đoàn Mai Trang (cư dân Westminster): “Năm nào tôi cũng có mặt tham dự. Gia đình tôi có hai người lính hy sinh, ông xã tôi phải vào tù gần 10 năm sau ngày 30-4-1975, gia đình tan nát, chia ly chỉ vì bọn Việt cộng từ miền Bắc tràn xuống phá tan sự an vui của đồng bào chúng ta ở miền Nam. Vì vậy tôi căm hận Việt cộng đến muôn đời, và càng căm hận chúng, tôi càng tưởng nhớ, tri ân các chiến sĩ Quân Lực của mình.”

Cháu Võ Ngô Minh Thông (Cao Đài): “Con biết hôm nay là ngày Việt cộng cướp nước mình, con căm giận Việt cộng lắm. Nên con đi ra đây dự lễ tưởng niệm các anh lính của mình đã hy sinh cho tổ quốc.”

Sau tất cả các nghi thức, mọi người lần lượt lên niệm hương trước bàn thờ, và theo dõi chương trình văn nghệ đấu tranh do nhiều tổ chức, hội đoàn, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, Ban Tù Ca Xuân Điềm và một số hội đồng hương trình diễn.

Ngoài ra, một buổi Tưởng Niệm Tháng Tư Đen khác sẽ được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa thứ Tư 30 tháng Tư, 2014 tại trước Thương xá Phước Lộc Thọ.

Cũng tại Tượng Đài, một buổi lễ Tưởng Niệm 39 năm mất nước và 11 năm xây dựng Tượng Đài sẽ được tổ chức lúc 10 giờ 30 ngày Chủ Nhật 27 Tháng Tư, 2014.

Một buổi Tưởng Niệm Thuyền Nhân tổ chức tại Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân trong khuôn viên nghĩa trang Westminster lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật 27 tháng Tư, 2014.

*************************************************************************************
Nguồn
 LễTưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 lần thứ 39  tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ thành phố Westminster , Nam Cali


IMG_0637.JPG

IMG_0646.JPG

IMG_0652.JPG

IMG_0716.JPG

IMG_0651.JPG

IMG_0677.JPG

IMG_0675.JPG

IMG_0657.JPG

IMG_0659.JPG

IMG_0693.JPG

IMG_0662.JPG

IMG_0736.JPG
IMG_0721.JPG

IMG_0725.JPG

IMG_0727.JPG

IMG_0731.JPG

IMG_0749.JPG

IMG_0698.JPG

IMG_0733.JPG

IMG_0737.JPG

IMG_0661.JPG

100_8482.JPG

100_8484.JPG

100_8478.JPG

100_8487.JPG

IMG_0686.JPG

IMG_0669.JPG


DSC_0210.JPG


 


THÁNG TƯ ĐEN    .
Những thảm cảnh sau ngày 30-4-1975
Trọng Đạt

Ngày 30-4-1975, một ngày kinh hoàng nhất đối với đa số người dân miền nam nước Việt, khi họ thấy xe tăng và bộ đội Cộng Sản tràn vào tiếp thu Sài Gòn, ai nấy mường tượng ra một tương lai đen tối mù mịt sẽ diễn ra tại mảnh đất này: đói khổ, thóc cao gạo kém, mất tự do, sưu cao thuế nặng, bị trả thù, lưu đầy…. Mặc dù cũng là người Việt Nam máu đỏ da vàng nhưng người Sài gòn chỉ biết đây là những người ngọai lai, xâm lược, họ biết rằng đất nước của mình đã bị đạo quân từ bên ngoài tới chiếm đóng.

Từ sau 1954, Việt Nam chia ra làm hai nước, một nước ở phía trên vĩ tuyến 17, hay trên sông Bến Hải và một nước ở dưới vĩ tuyến và dòng sông nhỏ này. Từ những năm đầu thập niên đã diễn ra cuộc chiến tranh giữa hai nước: miền Bắc được Cộng sản quốc tế trợ giúp vũ khí đạn dược đã mở cuộc chiến tranh dưới danh nghĩa “giải phóng” chiếm cho được vựa lúa miền Nam để cứu đói miền Bắc đã và đang thiếu thốn thực phẩm, lúa gạo trầm trọng. Cuộc chiến mở rộng bắt đầu từ 1964, 1965 khi miền Bắc công khai đưa quân vào miền Nam để chiếm cho được mảnh đất phì nhiêu béo bở này. Tình hình chiến sự trở nên tàn khốc trong khoảng 10 năm từ 1965 cho tới 1975, đó là cuộc chiến giữa một nước nghèo đói lạc hậu miền Bắc VN và một nước sung túc tiến bộ ở miền Nam VN. Miền Bắc có ưu thế ở chỗ họ được CS quốc tế viện trợ vũ khí dồi dào, vô hạn định và một dân số đông đúc, họ có cơ hội thuận tiện để đẩy hàng triệu thanh niên vào cuộc chiến.

Mặc dù bị thiệt hại nặng nề nhiều trăm ngàn người trong những năm giữa và cuối thập niên 60, nhưng miền Bắc vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, họ có ưu thế của kẻ nghèo đói không sợ chết, dù tổn thất bao nhiêu cũng không đáng kể miễn là chiếm được vựa lúa miền Nam VN. Sau khi nướng hơn một triệu thanh niên họ đã đạt được mục tiêu, chinh phục được miền Nam sung túc.

Khi mới vào tiếp thu Sài gòn họ nói “Đế quốc Mỹ bại trận, dân tộc ta là kẻ chiến thắng”, miệng nói hòa giải dân tộc nhưng trên thực tế sau khi thắng trận họ đã thỏa thuê mãn nguyện tha hồ mà vơ vét, chiếm đoạt nhà cửa, ruộng đất, quí kim, hàng hóa… Cựu đảng viên Cộng Sản Bùi Tín đã gọi đây là một cuộc ăn cướp vĩ đại. Nhà cửa, tài sản của dân di tản đương nhiên thuộc về quân chiếm đóng dù họ còn thân nhân ruột thịt, tất cả những nhà lớn đều thuộc về quân chiếm đóng, chủ nhà phải dọn đi ở những căn nhà nhỏ lý do phó thường dân không được quyền ở những nhà rộng lớn, cao tầng.

Có người nói đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Tư bản và Cộng Sản, người cho đây là cuộc chiến chống Đế Quốc xâm lược, người nói đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm, hai miền Nam Bắc đã được các siêu cường uỷ nhiệm, nhưng sự thực đã quá rõ ràng, nó chỉ là một cuộc “chiến tranh ăn cướp” giữa một nước nghèo đói lạc hậu và một đất nước giầu có tân tiến. Nước nghèo ra sức đánh thí mạng để cướp của cải vật chất bên kia, để chiếm cho được mảnh đất phì nhiêu rồi tha hồ mà vơ vét, bóc lột… Nước nghèo đói chỉ biết lấy lưỡi lê và họng súng để theo đuổi cuộc chiến tranh ăn cướp lâu dài, họ chủ trương chính quyền đẻ ra từ họng súng.

Khi chiếm được miền Nam, “cán bộ” Cộng Sản tươi cười với đồng bào nói nào hoà bình thống nhất rồi, nào hai miền cùng xoá bỏ hận thù và cùng nhau xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Thế nhưng họ không bao giờ bỏ được bản chất gian trá có từ hồi mới cướp chính quyền mùa thu 1945, chiếm xong Sài Gòn hoa lệ, đạo quân chiến thắng vội vã chở hết vàng bạc, quí kim của ngân hàng, tháo gỡ các máy móc trong các cơ xưởng, bệnh viện, vét hết các kho dụng cụ, hàng hoá, máy móc hiện đại….chở ra Bắc. Số vàng bạc quí kim vơ vét được vào túi các quan cán bộ gộc hết, họ vơ vét nhanh gọn y như đàn cào cào châu chấu phá hoại mùa màng, sau cơn trấn lột tập thể vĩ đại ấy miền Nam chỉ còn là một mảnh đất nghèo xơ xác. Thực tế chứng tỏ tại châu Âu, nước Đức sau khi thống nhất, Đông Đức đã trở thành gánh nặng cho Tây Đức, họ gồm hàng tá khuyết điểm: lười biếng, gian trá, lạc hậu, ngu xuẩn… và tình hình Việt Nam cũng y hệt như thế, miền Bắc đã dựa hẳn vào miền Nam để sống.

Một hai năm sau ngày 30-4-75 Cộng Sản đánh tư sản hai lần để lấy nhà cho cán bộ, đổi tiền ba lần, chính quyền đã vét cạn sạch túi tiền người dân, kế đó họ phát động chiến dịch đẩy dân chúng đi kinh tế mới để dãn dân ra khỏi thành thị ngõ hầu có chỗ đưa dân từ miền Bắc vào. Kế hoạch chiếm nhà dân đã được kẻ chiến thắng hoạch định một cách tinh vi khoa học. Những người đi vượt biên dù thoát hay không thoát đều bị lấy nhà, những nhà lớn, nhà mặt đường của dân cải tạo liên hệ chế độ cũ hầu hết bị tịch thu, họ lấy tất cả nhà cửa tài sản của những người đi chính thức. Sau ngày 30-4-75 một hai tháng, họ lùa các viên chức, sĩ quan chế độ cũ vào các trại cải tạo lâu dài rồi đẩy miền Nam tới chỗ nghèo nàn cùng cực để không thể trỗi dậy chống lại họ. Người Sài Gòn mỗi ngày một nghèo, nhiều người phải bán nhà với giá rẻ mạt cho kẻ chiến thắng để lấy tiền đong gạo sống qua ngày. Cán bộ cao cấp từ miền Bắc kéo nhau vào Nam chiếm nhà của kẻ bại trận, cán bộ lớn chiếm nhà lớn, cán bộ nhỏ chiếm nhà nhỏ rồi tha hồ mà vơ vét cho đầy túi tham.

Thấm thoắt đã 39 năm trôi qua, đời sống kinh tế miền Nam ngày nay cao hơn những năm thập niên 80, 90 rất nhiều nhờ Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và nhờ các nước giầu Đài Loan, Hoa Kỳ, Tây Âu, Đại Hàn, Nhật…vào đầu tư cộng với tiền đô la của Việt kiều ở ngọai quốc gửi về dồi dào. Đời sống có khá hơn xưa nhưng cái hố chênh lệch giầu nghèo lại sâu gấp bội lần tình trạng xã hội trước 1975. Trong khi những bà mẹ nghèo khổ tay bế con, tay bán vé số thì những đảng viên quyền thế có cơ ngơi, nhà mặt đường, trong nhà lúc nào cũng có cả triệu đô la tiền mặt, mấy nghìn lượng vàng. Các quan to tỉnh ủy, ủy viên trung ương đảng đã thành phú gia địch quốc có khách sạn, nhà hàng, đất đai, cơ sở thương mại, sản xuất….tài sản của họ có thể lên tới hàng trăm triệu đô la hoặc hơn thế. Nhiều người khi mới vào Nam chỉ mang theo có một manh chiếu rách nay đã trở thành những triệu phú đô la, xe ngựa nghênh ngang.

Nay người nghèo tại các tỉnh đổ xô lên Sài gòn và các thành phố lớn làm công nhân, họ chen chúc nhau thuê phòng trọ, hàng chục người một phòng nhỏ xíu với mức lương thấp 100 đô la hàng tháng, sau khi trả tiền phòng, tiền ăn họ chẳng còn dư đồng nào, những người cùng khổ này làm lụng vất vả nhưng chỉ đủ bỏ vào mồm. Đời sống thành thị tương đối còn khá, tại miền quê người dân lam lũ vật lộn với cuộc sống đắt đỏ, một hiện tượng phổ thông tại các nước kém mở mang, người nghèo ngày càng khốn khổ, người giầu ngày càng giầu thêm.

Mặc dù mức sống đã được nâng cao nhưng gần đây Thủ tướng CSVN nhìn nhận Việt Nam vẫn là một nước nghèo, thật vậy lợi tức đầu người VN nay vào khỏang 1,000 đô la một năm, trên thực tế chỉ bằng một nửa, hoặc một phần ba của các nước Phi châu như Ai cập, Lybia, Tunisie… nếu so với các nước láng giềng tại Đông Nam Á thì VN còn thua xa hơn nữa.

Một thanh niên bị bắt đeo bảng trước ngực và đi lòng vòng địa phương nơi cư trú, dưới sự giám sát của bộ đội cụ Hồ. Tội danh : Nhảy đầm. Sau đó còn phải thọ án 1 năm trong “trại cải tạo”.

Nay người miền Bắc kéo vào Sài Gòn và các thành phố lớn tại miền Nam rất đông, họ là những người giầu có và quyền thế nhất Sài Gòn hiện nay, làm chủ hầu hết các nhà cửa to lớn của Sài Gòn và các nhà hàng lớn, các cơ sở thương mại, các cơ quan nhà nước… Họ là những cán bộ cao cấp và bà con thân thuộc được đưa vào đây để tranh dành hết những chức vụ béo bở, những công việc hái ra tiền. Tại các cửa hàng lớn, các cơ quan chỗ nào cũng thấy toàn là Bắc Kỳ, đó là giai cấp giầu có thống trị tại Sài Gòn hiện nay. Kẻ chiến thắng lấy đi tất cả, Winner takes it all, họ hưởng đủ tất cả lạc thú trên đời, biệt thự, xe hơi, rượu ngon, gái đẹp… không còn thiếu thứ gì.

Cho tới nay bộ mặt đổi đời của miền Nam càng lộ rõ hơn bao giờ hết bộ, kẻ thắng trận ngày càng giầu có, vơ vét, tập trung tài sản của nhân dân vào trong tay, bà con của họ cũng được chia chác những chức vụ béo bở, cơ sở làm ăn lớn tha hồ mà đớp hít… trong khi ấy người dân miền Nam, những kẻ bại trận ngày càng khốn khổ, trừ những người có thân nhân ở nước ngoài trợ giúp, đa số phải làm lụng đầu tắt mặt tối vì miếng cơm manh áo. Người miền Bắc nay đã trở thành giai cấp thống trị người miền Nam, họ tước đoạt tài sản nhà cửa của người miền Nam, đuổi người miền Nam đi các vùng kinh tế xa xôi khỉ ho cò gáy. Những kẻ bị áp bức bóc lột đành ngậm đắng nuốt cay, chịu khuất phục trước lưỡi lê và họng súng của đạo quân chiến thắng.

Đã một phần ba thế kỷ trôi qua, người miền Nam ngày nay dù là lớp người cũ hay lớp trẻ em sinh sau đẻ muộn vẫn nhìn chính quyền CS, nhìn người miền Bắc như đạo quân chiếm đóng, như bọn xâm lăng đã tước đọat tài sản, quyền sống của họ. Dù nói cùng một thứ tiếng, viết cùng một văn tự nhưng không hẳn phải là một quốc gia, thời xa xưa, Xuân thu, Chiến Quốc, thời Tam Quốc nước Tầu đã chia làm nhiều nước Tần, Sở, Yên, Ngô… và bây giờ Bắc Hàn, Nam Hàn cũng là hai quốc gia riêng biệt, châu Mỹ La Tinh cùng nói tiếng Tây Ban Nha, Trung Đông cùng nói tiêng Ả Rập nhưng đã chia làm mấy chục nước. Người miền Nam VN xa xưa không muốn thống nhất với miền Bắc cũng như Nam Hàn hiện nay không muốn thống nhất với Bắc Hàn lý do nước tân tiến sung túc không muốn mang cái gánh nặng lạc hậu trên vai.

Nay CS đưa ra luận điệu ru ngủ dân miền nam như: “hãy để Việt Nam Cộng Hòa lùi vào quá khứ, hãy quên đi lá cờ vàng, chúng ta hãy bắt tay nhau cùng xây dựng lại những vết thương do chiến tranh để lại, cùng nhau xoá bỏ hận thù”; nhưng người miền Nam lớp già cũng như lớp trẻ vẫn tiếc nhớ đất nước của họ, tiếc những cái họ đã mất từ bao năm qua:

Tự do. Cái mất mát lớn nhất của người miền Nam phía dưới vĩ tuyến 17 là mất tự do, trước hết là tự do ngôn luận, thời xa xưa tại nước Việt Nam Cộng Hòa… báo chí được quyền chỉ trích sai trái của chính phủ, người dân được nói cái mình muốn nói, được biểu lộ sự phản kháng, biểu tình chống chính phủ, được thành lập đảng phái đối lập, được tự do hội họp. Người dân được quyền tự do tư tưởng, được đọc và viết điều mình muốn, sách báo không bị kiểm duyệt hoặc chỉ bị kiểm duyệt hạn chế, người dân được đọc sách báo nhập từ ngọai quốc trái với tình trạng ngày nay, sách báo hải ngọai gửi về bị vất vào thùng rác. Người dân VNCH được tự do cư trú, muốn ở đâu thì ở, muốn đi đâu thì đi nhưng nay họ phải chịu chỉ định cư trú, theo chế độ hộ khẩu, bị chính quyền địa phương giám sát, theo dõi nghiêm ngặt. Từ mấy chục năm nay quân chiếm đóng đã tước đọat hết mọi quyền tự do của người dân miền nam nước Việt.

Luật pháp. Người dân VNCH đã được luật pháp bảo vệ tài sản tính mạng, có tòa án, có luật sư bào chữa, người dân chỉ bị bắt giam tối đa 24 giờ đồng hồ nếu không có bằng cớ phạm pháp, nay họ có thể bị công an nhà nước bắt giam vì bất cứ lý do gì hoặc chỉ là tình nghi. Họ có thể bị giam giữ vô thời hạn mà không cần đưa ra tòa xét xử, phải có án, người dân có thể bị chính quyền, bị kẻ thống trị cướp đoạt đất đai tài sản mà không thưa kiện ai được. Sau 30-4-1975, trại tập trung, nhà giam mọc lên như nấm tại miền Nam, hàng trăm ngàn người bị lùa vào trai tù dưới danh nghĩa cải tạo mà không hề được xét xử, họ bị giam giữ lâu dài có người lên tới mười mấy năm trời. Sống trong xã hội áp dụng luật rừng hiện nay, người miền Nam ai cũng nơm nớp lo sợ, họ có thể bị bắt bất cứ lúc nào không có lý do, chỉ một sự tình nghi hoặc tư thù với cán bộ có thể bị giam giữ lâu dài.

Đạo đức. Người dân miền Nam nay tiếc nhớ xã hội có kỷ cương đạo lý của VNCH ngày xưa, trước 1975, miền nam là một xã hội có tổ chức nghiêm chỉnh, chịu ảnh hưởng sâu xa của giáo lý Khổng Mạnh, con người có nhân phẩm, gia đình và học đường giáo dục đạo đức luân lý cho con em để trở thành con người tốt của xã hội. Nay thì khác hẳn, xã hội đương thời sô bồ, băng hoại phản đạo đức luân lý, phim ảnh khiêu dâm đồi bại lan tràn, đĩ điếm, bia ôm, đầy rẫy cả thôn quê thành thị, con gái bị bán đi làm đĩ khắp nơi. Con người ngày nay chỉ biết có đồng tiền, lửa đảo, lưu manh trộm cướp, băng đảng lộng hành, trẻ nít chửi thề tục tĩu ngay tại học đường, tham nhũng hối lộ từ trên xuống dưới, có người nói giả thử chế độ CSVN sụp đổ, người ta phải mất ít nhất là ba thế hệ mới xây dựng được xã hội lành mạnh như xưa.

Tài sản. Nhiều người mất cơ mất nghiệp, nhiều người xưa là thương gia, đại phú bị quân chiếm đóng lấy nhà tịch thu tài sản đuổi đi vùng kinh tế mới rồi trốn về Sàigòn với tấm thân tàn ma dại. Nhiều người khá giả có nhà lớn hoặc nhà mặt đường đi vượt biên không thoát bị quân chiếm đóng lấy nhà nay nghèo khốn nghèo khổ tiếc nhớ thời oanh liệt xa xưa. Những người có tài sản làm việc cho chế độ cũ phải vào trại tập trung cũng bị chính quyền “mượn nhà” ở nay tiếc nhớ thủa vàng son của mình….

Giáo dục, Y tế – Khoảng 1980, trong một phiên họp nhân viên tại bệnh viên Vũng Tầu, một chị dược sĩ gốc ngoài Bắc vào đã phát biểu:

“Chế độ Ngụy mà chúng ta đánh đổ nó nhưng nó đào tạo các chuyên viên như kỹ sư bác sĩ giỏi hơn chúng ta”

Thật vậy nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 đã đào tạo các chuyên viên khoa học kỹ thuật tương đương với các nước tân tiến và đã được chính phủ Pháp công nhận có giá trị ngang hàng. Văn bằng trung học VNCH đã theo đúng chương trình của người Pháp, việc thi cử rất nghiêm chỉnh, văn bằng trung học, đại học cũng đã được coi ngang hàng với văn bằng bên Pháp, việc thi cử dưới trung học nhất là thời Đệ nhất cộng hòa thập niên 60 có phần còn khó khăn hơn ở ngọai quốc. Nay người gốc miền Nam vẫn tiếc nhớ một thời giáo dục vàng son của họ vì nền giáo dục hiện nay của quân chiếm đóng đã sản xuất ra một lô những văn bằng “lèo”, thạc sĩ, tiến sĩ nhiều như lá mùa thu, các quan to Thứ trưởng, Tỉnh ủy, huyện ủy đều có thể mua bằng tiến sĩ “ma”, thạc sĩ “lèo”, nạn bằng giả bằng ma tại VN ngày nay không còn gì xa lạ. Học sinh từ tiểu học lên trung học, đại học VNCH hồi xưa đều được học miễn phí, chỉ riêng bậc trung học có thêm trường tư thu học phí, ngày nay trẻ em thất học nhiều vì không có tiền đóng học phí. Trước 1975, nhà giầu hoặc những người có tiền khi ốm đau nặng đi bệnh viện tư, người nghèo đã có nhà thương thí của chính phủ lo. Nay lấy danh nghĩa xã hội chủ nghĩa để mị dân, chính quyền CS chỉ biết thu thuế, không mảy may để tâm tới phúc lợi người dân, các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi bệnh nhân phải có tiền, không có tiền thì chịu chết, đi học, chữa bệnh phải có tiền, cái gì cũng phải mất tiền.

Bình đẳng. Mặc dù có một số khuyết điểm nhưng VNCH trước đây tương đối là một xã hội công bình, tuy có nạn bè phái nhưng người có tài đức dù thân cô thế cô vẫn có cơ hội tiến thân điển hình là Giáo sư Nguyễn Văn Bông. Xuất thân từ người con thông minh trong một gia đình nghèo tại miền quê, Bông đã phải làm lao động thêm để lo đèn sách, lớn lên anh ta xuất dương du học, làm bồi tầu, khuân vác cực nhọc rồi thành công vẻ vang, đậu tiến sĩ, thạc sĩ, làm tới chức Viện trưởng một Học viện lớn, nếu sống dưới chế độ CSVN hiện nay, tột đỉnh cuộc đời của ông ta chỉ có thể làm một thầy giáo làng quèn mà thôi.

Từ 1975 cho tới nay, sự học hành, công ăn việc làm chỉ con cái cán bộ, đảng viên hoặc những người từ miền Bắc vào mới được ưu tiên, con cháu các cựu quân nhân, viên chức chế độ cũ hoặc phó thường dân Nam bộ vẫn bị kỳ thị phân biệt đối xử nặng nề, chính quyền CS duyệt xét lý lịch đương đơn rất kỹ. Những công việc tốt, lương cao, béo bở hái ra tiền… chỉ dành cho các đảng viên hoặc họ hàng thân thuộc, những người từ miền Bắc vào Nam còn những việc xương xẩu, làm chỉ đủ bỏ vào mồm mới đến tay thành phần chế độ cũ hoặc phó thường dân Nam bộ.

Nay người dân phía dưới sông Bến Hải vẫn tiếc nhớ một thời vàng son của miền Nam nước việt nhưng cái thời ấy nay đã chết rồi, nó chỉ còn để lại một tiếng vang, vang bóng một thời. Quân chiếm đóng đã tàn nhẫn bế mạc cái thời huy hoàng ấy, mặc dù họ lớn tiếng kêu gọi xóa bỏ hận thù nhưng người miền Nam vẫn không thể quên những hành động trắng trợn của họ tại mảnh đất này.

Quân chiếm đóng có thực sự muốn xoá bỏ hận thù hay không? Họ xóa bỏ hay đào sâu thêm cái hố sâu hận thù đã vốn dĩ sâu thăm thẳm từ bao năm qua? Người Việt Hải ngoại chúng ta “hòa hợp” với quân chiếm đóng, đem tài nguyên tài năng về Việt Nam xây dựng quê hương hay là để củng cố thêm quyền lực và tài sản cho bọn thống trị, để họ vơ vét thêm tài sản nhân dân cho đầy túi tham và đè đầu cưỡi cổ nhân dân miền Nam thêm nhiều thế kỷ nữa? Trước mắt chúng ta thấy cộng sản vẫn ngoan cố như tự bao giờ, trước sau như một.

Địa vị của quân chiếm đóng, của bọn thống trị vẫn phải được củng cố vững mạnh hơn bao giờ hết bằng lưỡi lê và họng súng!

Trọng Đạt


*******************************
SÀI GON THƯƠNG MẾN




Bộ đội miền Bắc vào Sai Gòn mua quá mang về cho vợ con.


SÀI GON THƯƠNG MẾN _____( tác giả : Nguyễn Tường Thụy)

Sài gòn xưa “Hòn ngọc Viễn Đông”
Bây giờ Viễn Đông thành phố nào là hòn ngọc?
Tôi nghĩ thế thấy thương yêu da diết
Một Sài Gòn rực rỡ nét hào hoa.

Tôi đến Sài Gòn vừa dứt can qua.
Thấy ngơ ngác trước đô thành lộng lẫy
Tôi thương Sài Gòn bằng những gì tôi thấy
Cố đô một thời tráng lệ kiêu sa.

Tôi gặp những người dân khoáng đạt hiền hòa
Phố thị khác những gì qua tâm tưởng
Tôi ở Bắc lớn lên trong thiếu thốn
Vẫn ngỡ đang đi tới cửa thiên đường.

Chân dép cao su rê khắp nẻo phố phường
Tôi trăn trở với bao nhiêu câu hỏi
Trong tim như có điều gì nhức nhối
Có điều gì như thực lại như hư.

Tôi đến Sài Gòn một ngày tháng Tư
Chiếc loa phường đang say men chiến thắng
Trở về Bắc mang theo bao quà tặng
Con búp bê, khung xe đạp, chiếc đài …
 
Thủ trưởng bảo tôi ta thiếu cứ xài
Nhưng nhớ đó là phồn vinh giả tạo
Tôi gặp trẻ con, chúng khoanh tay thưa dạ
Lời dạ thưa này cũng giả tạo ư?

Hai mươi năm đất nước cắt chia
Bằng phần mười cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn
Mà máu đổ, biết lấy gì đong đếm
Có chiến thắng nào đắt giá thế này không
 
Hàng triệu thanh niên hy sinh tuổi thanh xuân
Vết thương chiến tranh đến bao giờ hàn miệng.
Tôi hỏi đến người anh bên kia chiến tuyến
Được tin anh tử trận trước Sài Gòn
 
Và Sài Gòn với làn sóng thuyền nhân
Bao nhiêu người đi không tới nơi định đến
Họ hàng tôi bỏ dần sang Mỹ
Thương người ở nhà, đôi lúc có quà thăm.

Sài Gòn bây giờ thành phố đã đổi tên
Tôi vẫn muốn gọi bằng cái tên thương mến cũ
Và ao ước Sài Gòn hoa lệ
Sẽ đến lúc lại là “Hòn ngọc Viễn đông”

Nguyễn Tường Thụy

No comments:

Post a Comment