Sunday, October 5, 2014

CHUYỆN PHIẾM: VIỆT KIỀU

NGUYỄN HỮU CỦA

Hầu hết trong chúng ta, những người Việt Nam đang sống tại hải ngoại, ít ra cũng một lần được mang danh hiệu Việt Kiều khi chúng ta trở về thăm lại quê hương thân yêu. Nơi mà trước đây hơn ba mươi năm chúng ta đã gạt lệ, hối hả bước chân, tay xách nách mang hòa vào dòng người bắt đầu một cuộc sống mới,cuộc sống lưu vong nơi phương trời xa lạ với biết bao băn khoăn, ngỡ ngàng.

Vận nước đổi thay, quê hương thay ngôi đổi chủ, việc rời bỏ quê hương để sống đời lưu vong là một việc hoàn toàn bất đắc dĩ nếu không muốn nói là bị bắt buộc. Vì có ai trong chúng ta muốn rời bỏ mảnh đất chôn nhau cắt rún nơi chúng ta đã trải qua quãng đời đầy thơ mộng, mà những kỷ niệm còn hằn sâu trong ký ức của mỗi người. Nơi có vết tích của ông bà tổ tiên từ ngàn xưa còn lưu lại. Nơi mà người thân và bằng hữu vĩnh viễn nằm xuống sau khi trải qua cuộc chiến tranh,giết chóc triền miên, dai dẳng, khốc liệt. Nơi mà chúng ta đã chứng kiến người thân, bạn bè và biết bao đồng bào vô tội gục ngã từng giờ từng ngày, giữa hai lằn đạn vô tình.
.Ngày ra đi người người hối hả, vội vàng tay xách nách mang, mặt ngơ ngác quay nhìn quê hương lần cuối với đôi mắt sụt sùi đẫm le,. Như thầm nói lên lời vĩnh biệt, vì đất nước đã thay ngôi đổi chủ đâu còn mong gì ngày trở lại, dù trở lại để chỉ thăm mảnh đất vô tri vô giác , trở lại để làm người xa lạ ngay trên chính nơi mình đã sinh ra, đả trưởng thành và đả ghi lại biết bao dấu ấn, kỷ niệm của quãng đời ấu thơ đầy hoa mộng.
Ai không bùi ngùi khi bước chân lên ghe, lên tàu hay lên phi cơ để vĩnh viễn rời xa quê mẹ. Vĩnh viễn sống đời ly hương. Ai không bùi ngùi, mắt ngấn lệ khi quay nhìn quê hương lần cuối trước khi ra đi. Ra đi mà không hẹn ngày trở lại.
Quê hương dù có thay ngôi đổi chủ, dù có tàn tạ đau thương như vết chân chim ẩn hiện trên gương mặt mẹ già trước sự tàn phá của sóng gió thời gian, nhưng quê hương trong lòng người đi vẩn mãi mãi thiêng liêng, vĩnh cữu, không gì có thể thay thế được, dù mỗi người đang sống ở hải ngoại đều có lấy một quê hương thứ hai nơi mình đang sinh sống.
Cuộc sống sung túc hiện đại với thừa mứa tiện nghi văn minh vật chất đã không làm chúng ta quên đi quê hương. Một quê hương nhỏ bé hiền hòa bên bờ biển Đông đã chứng kiến và chịu dựng biết bao thăng trầm lịch sử, buồn vui cho thân phận nhược tiểu với những nổi đe dọa triền miên từ “ Người khổng lồ ” láng giềng phương Bắc với hơn ngàn năm đô ho,ä và cho đến bây giờ vẫn chưa từ bỏ được tham vọng điên cuồng muốn biến quê hương nhỏ bé của chúng ta thành kẻ nô lệ phục vụ cho bá quyền.
Nỗi đau cuả người dân nhược tiểu vẩn luôn hằn sâu trong tâm khảm của từng người đang từng ngày lê bước chân trong cuộc sống lưu vong.
Không ai trong chúng ta quên được những đau thương, tủi nhục của những ngày cuối tháng tư đen, khi phải ngậm ngùi chen chân lên tàu rời bỏ đất nước. Ngậm ngùi bỏ lại quê hương phía sau, gạt nước mắt sụt sùi nhìn người thân ở lại với số phận đen tối, phũ phàng, hẩm hiu với một tương lai mờ mịt, lành ít, dử nhiều trong bàn tay của những kẻ được nuôi dưỡng và lớn lên trong nổi hận thù chất ngất.
Người ra đi mang tâm trạng ngỡ ngàng với tương lai vô định mặc cho dòng đời đưa đẩy, dấn thân vào một nơi hoàn toàn xa lạ. Xa lạ từ màu da,ngôn ngữ đến phong tục tập quán. Không bạn bè, không người thân. Sống đời tỵ nạn chỉ biết trông nhờ vào bàn tay nhân đạo của của người bản xứ nhiều lòng từ tâm. Lầm lũi bước đi, cố nén đau thương tủi nhục, cố quên đi tâm trạng buồn tủi, lạc loài của thân phận lưu vong, lao vào cuộc sống xa lạ không nề hà bất cứ công việc thấp hèn nào, không ngần ngại trước bất cứ khó khăn vất vả nào chỉ để mong cho tương lai con cái được khá hơn.
Những tháng năm xa lạ ngỡ ngàng rồi cũng qua đi theo thời gian. Đất nước của cơ hội đã mở rộng vòng tay, sớm tạo điều kiện vươn lên cho những con người nhiều ý chí, ham học hỏi, sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn gian khổ.
Rồi ngày một ngày hai, năm này sang năm khác cuộc sống khá hơn. Vật chất không còn là mối bận tâm khi cuộc sống đã dần dần ổn định. Con cháu thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba sớm hội nhập vào cuộc sống của xã hội mới, góp phần xây dựng phồn vinh cho quê hương thứ hai. Hiên ngang đi vào dòng chính trong mọi lãnh vực sinh hoạt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, xã hội, quân sự. Cùng sát cánh với người bản xứ góp phần xây dựng cho sự giàu mạnh của quê hương thứ hai. Cùng trăn trơ,û cảm thông, cùng đau nỗi đau chung của đất nước trước những bất trắc xuất phát từ lòng hận thù, ganh tị nhỏ nhen của những con người quá khích.
Sự thành công của Người Việt tại hải ngoại là một niềm hãnh diện lớn lao cho tất cả những nguời đang sống ly hương. Niềm lạc quan vươn lên từng ngày khi có nhiều bộ mặt thân quen “Tóc Đen Da Vàng” cùng sát cánh bên cạïnh người bản xứ, sánh vai đi vào dòng chính của mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội. Chúng ta có quyền hãnh diện ngẩng mặt, bước những bước vững chắc đầy ấp niềm tự tin, xóa bỏ mọi thành kiến “ăn nhờ ở đậu” của kiếp người Tỵ Nạn.
Rồi đến một ngày chúng ta lại có điều kiên được trở về thăm quê hương. Thăm lại nơi chôn nhao cắt rún, thăm lại mồ mả ông bà tổ tiên, thăm lại người thân bạn bè không may mắn còn ở lại sống trong lầm than tủi nhục. Họ đã phải chấp nhận mọi đắng cay của thân phận lạc loài, thân phận của kẻ thua cuộc. Sống với một hiện tại đầy lo âu bất trắc, một tương lai đen tối mù mịt, bên cạnh sự phân biệt đối xử được kết tụ bởi lòng ganh tỵ nhỏ nhen và hận thù giai cấp chất ngất, triền miên.
Mỗi một người thân, mỗi một bạn bè từ hải ngoại xa xôi về thăm là một niềm vui to lớn, niềm sung sướng tràn đầy của kẻ còn ở lại. Một vài món quà xa lạ, một ít tiền, thật là sung sướng nhưng điều quan trọng hơn cả làm ấm lòng người ở lại chính là được gặp lại người thân bạn bè sau bao nhiêu năm xa cách, được hàn huyên tâm sự cho thỏa lòng mong nhớ, được có dịp để trút bỏ niềm ẩn uất chất chứa tự trong lòng mà không dám bày tỏ cùng ai.
Người trở về thăm quê hương, Người Việt Kiều thì sao?
Từ khi có điều kiện thuận lợi trở về thăm lại quê hương, hầu hết người Việt Nam đang sống hải ngoại đều náo nức muốn được một lần trở về thăm lại quê hương,
Về để được nhìn thấy hình ảnh Mẹ Việt Nam cằn cỗi sau bao nhiêu năm sống trong đọa đày thiếu thốn triền miên,.
Về để được bước những bước chân nhẹ nhàng trong những vườn cây quê hương rậm mát, hồi nhớ những kỷ niệm êm đềm của một thời xa xưa, những kỷ niệm mà bánh xe thời gian đang dần dần nghiền nát ra từng mảnh vụn để chôn vùi vào quá khứ.
Về để được nhìn lại nơi chôn nhao cắt rún, nhìn lại mồ mả ông bà tổ tiên, nhìn lại dòng sông, góc phố nơi đã vấn vương nhiều kỷ niệm của một thời hoa mộng.
Về để nhìn lại nơi khói lửa ngút ngàn mà đồng đội, bạn bè,người thân đã ngả xuống không kịp vuốt mắt, không một nén hương, không một cành hoa đưa tiễn và cũng không một lời chào vĩnh biệt.
Về để nhìn lại những nơi đọa đầy tủi nhục, giẫm nát những mảnh đời thanh xuân với thân phận “Người Tù Không Bản Aùn” ....Những giọt nước mắt đã nhỏ xuống thương tiếc cho một thời đã qua, tiếc thương cho những người không may mắn đã trải qua thời gian dài trong lầm than khổ nhục.
Bên cạnh đó có những người “Xênh Xang Áo Gấm Về Làng”. Quên đi những tủi nhục lầm than của đất nước của quê hương, quên đi nổi xót xa khổ nhục của bạn bè, người thân, quên đi thân phận lưu vong của chính mình, khoác lên chiếc áo “Việt Kiều Hải Ngoại” về lại quê hương để có dịp vênh vang với quê hương còn nhiều đau khổ, với người thân bạn bè còn đang sống triền miên trong nổi bất hạnh lầm than,tủi nhục.
Những “Ông Việt Kiều “ đã không ngần ngại tự khoát cho mình những chiếc áo danh vọng, với những danh vị hão huyền của những kẻ được xem là thành công tại hải ngoại. Không ngần ngại khoe khoang sự giàu có vật chất – so với người thân và bạn bè trong nước - để có dịp vênh mặt lên, lòe 

cùng thiên hạ.......
Biết bao nhiêu sự việc xảy ra trên quê hương thân yêu mà khi nghe qua thật chẳng vui, “cười không ra tiếng, khóc không thành lời “ mà thủ phạm không ai khác hơn là những “Ông Việt Kiều “trở về từ một đất nước văn minh xa xôi nào đó. Lừa gạt tình, lừa gạt tiền, hoc thói sở khanh “Hit and Run”, cho đến những kiêu căng tự đắc hảo huyền, coi thường người thân bạn bè, những người bất hạnh đã trải qua bao nhiêu vùi vập, khó khăn, thiếu thốn xa rời ánh sáng văn minh trong suốt thời gian dài kể từ khi đất nước thay ngôi đổi chủ.
Sự trở về của những “Ông Việt Kiều” lẽ ra phải được mang một ý nghĩa cao đẹp mang hơi ấm từ những xứ sở văn minh , tiên tiến về xoa dịu nỗi đau triền miên cho người ở lại, giúp giải quyết phần nào những khó khăn thiếu thốn vật chất tồn tại trong suốt thời gian qua. Trái lại chỉ để khoe khoang vênh mặt với người thân bạn bè để chứng tỏ ta đây là người tân tiến trở về từ một xứ sở văn minh. Thâm chí có những “Ông” còn “cố tình“ quên đi tiếng mẹ đẻ, chen nhiều từ ngữ ngoại quốc làm cho người đối diện ngơ ngác chẳng hiểu gì.
Tệ hơn nửa, có những “Ôâng Già Mất Nết thừa tiền nhiều của ”, những “Con Trâu Già” thích “ gặm cỏ non “ cắt ca cắt củm từng đồng, từng cắc “tiền trợ cấp xã hội “về để “Trả Thù Dân Tộc”.
Đối tượng trả thù không phải là những viên chức nhà nước hống hách lạm quyền, những cán bộ tham nhũng, thối nát, hành hạ dân mình không tiếc thương.......mà đối tượng chính là... những cô con gái trẻ người non dạ từ nhà quê lên tỉnh thành tìm phương sinh sống, bán xác thân kiếm chút tiền gởi về quê nuôi mẹ nuôi em. Những “Ông Việt Kiều” đã vung tiền Việt Nam- sau khi được đổi từ đô la - một cách rộng rãi để được để được tự do hành hạ, hưởng thụ trên thể xác của những cô thôn nữ, từ mọi miền của đất nước, thậm chí có những cô tuổi còn rất trẻ sinh sau ngày 30 tháng tư 1975 hàng.... hai mươi năm.
Họ có tội tình gì đâu mà phải bị “Trả Thù”?
Có chăng chỉ là cái “ tội nghèo”, không nở ngồi nhìn cha me,ï anh em sống trong cảnh thiếu thốn triền miên, chạy ăn từng bữa, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, bệnh không đủ thuốc chấp nhận hi sinh thân xác, chấp nhận sự vùi vập đớn đau tủi nhục để đổi lấy miếng ăn, tấm áo lành lặn cho gia đình .
Người viết xin kể lại vài câu chuyện có thật .....
“Một nữ Việt Kiều, chủ tiệm Nail thuộc loại trung bình tại California có dịp về thăm quê hương, sau khi trở lại Hoa Kỳ kể lại:
- ” Khi xe của em – xe mướn- về đến con đướng đầu làng , một bầy con nít đứa thì ở trần, đứa mặc quần xà lòn, mặt mày lem luốc, đầu tóc bù xù chạy theo hai bên xe mặc cho bụi tung lên mịt mù....Vừa chạy chúng vừa reo hò ẩm ỉ như để chào đón người đi xa trở về....Khi xe dừng lại trước nha,ø chúng nó bu chung quanh xe hiếu kỳ nhìn người Việt Kiều từ Mỹ trở về... Người nhà em la hét ầm ĩ xua đuỗi nhiều lần chúng nó mới chịu tản ra ....Vào đến nhà em bảo người nhà đóng cửa chính lại chỉ mở cửa sổ vì sợ mấy đứa nó bu vô nhà....Mấy đứa nhỏ vẩn tiếp tục bu đông ở trước nhà, càng lúc càng đông thêm, luôn miệng reo hò mừng rỡ,.....Thấy thương quá em lấy một nắm tiền lẻ vừa mới đổi ở phi trường bảo người nhà ai còn tiền lẻ đưa hết cho em ....em đứng bên trong cửa sổ quăng tiền ra, mấy đứa nhỏ giành giựt chen lấn đạp lên nhau túi bụi trong thật vui mắt..........hết tiền lẻ em mang mấy gói kẹo mang từ Mỹ về quăng ra cửa sổ , mấy đứa nhỏ lại có dịp la hét ầm ỷ, đạp lên nhau giành giựt từ viên kẹo ...trong nhà ai cũng cười ....Mỗi khi có người hàng xóm hay bà con nào đến em biết ngay là họ đến để xin tiền, bảo người nhà cho họ chút đỉnh là họ vui ngay ... .
Tôi ngồi nghe mà cảm thấy trong lòng thật xót xa ...
Ít lâu sau “Bà Việt Kiều “ nầy bị phát giác gian lận trợ cấp xã hội. Làm chủ tiệm nail mà khai man để tiếp tục hưởng tiền trợ cấp.
Một “Ông Việt Kiều” thuộc hàng “Trâu Già Thích Gặm Cỏ Non” cũng say sưa kể lại :
- “....Về Việt Nam bây giờ có tiền mua tiên cũng được mà phải tiên già sao.....mơn mởn đào tơ, tiên chỉ cỡ mười lăm.... mưới sáu tuổi thôi còn trẻ măng hà ...chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn đến nửa triệu - tiền Việt Nam - khoảng 20 đến 40 đô la Mỹ- là bao nhiêu em cũng có....muốn gì các em cũng chiều..... kiểu gì cũng được.. ......phục vụ tận tình cho “tới bến “luôn......”
Chua chát thay.
Việt Kiều về thăm lại quê hương, thăm ông bà cha mẹ.thăm mồ mả tổ tiên, thăm lại người thân bạn bè là một việc làm hoàn toàn chính đáng, đáng được khuyến khích.
Tuy nhiên, hãy cố mang lại niềm vui, mang lại một chút niềm an ủi cho những người không may còn ở lại quê nhà chấp nhận đắng cay tủi nhục của thân phận lạc loài trên chính mảnh đất quê hương mình.
Đừng mang tủi nhục chồng chất thêm lên trên nỗi buồn triền miên của những thân phận hẩm hiu vốn đã chịu nhiều thiệt thòi từ khi đất nước thay ngôi đổi chủ.
Chúng ta đã phải bất đắc dĩ rời xa quê hương đau thương, sống đời lưu vong nơi các nước văn minh, tiên tiến giàu có, dư thừa vật chất, xin hãy dành chút cảm thông cho người ở lại.
Mong lắm thay .
NGUYỄN HỮU CỦA

No comments:

Post a Comment