Sunday, June 25, 2017


Sao, Jenny giống bạn như đúc!
Không chỉ bề ngoài mà tính cách của hai người cũng có nhiều điểm tương đồng nổi bậc:

- đều yêu thích phim ảnh

- đều điên như nhau

- đều đam mê thời trang


Không nghi ngờ là hai bạn đã trở thành những người bạn tốt của nhau. Hai bạn đúng là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã!
Hãy chia sẻ kết quả này với bạn bè của bạn và tag Jenny trong một status để chỉ cho người bạn này biết là hai bạn giống nhau ra sao!

Từ Facebook.

Wednesday, June 21, 2017

Điều "kỳ diệu" gì sẽ xảy ra nếu bạn chịu khó uống nước dừa?

Thái Phong (T.H) | 
Điều "kỳ diệu" gì sẽ xảy ra nếu bạn chịu khó uống nước dừa?

Nước dừa không chỉ là loại nước giải khát bình thường. Loại thức uống này đã cứu sống nhiều bệnh nhân tại các vùng hẻo lánh trên thế giới.

Dừa là loại trái cây có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Không đơn thuần chỉ cung cấp thực phẩm và nước giải khát cho con người, trái dừa được giới chuyên môn đánh giá cao hơn nhiều những gì người ta vẫn biết về nó.
Ở Philippines, người ta coi dừa là loại trái cây trường xuân. Thức uống truyền thống của họ có tên là Nata dừa, bao gồm thành phần chính là nước dừa, ngoài ra còn có đường, giấm và nước cái - một loại nước chứa vi khuẩn giúp nước dừa lên men.
Cựu tổng thống Philippin Fidel Romos cho rằng, nhờ ăn hằng ngày món này, ông thấy mình trẻ lại như ở tuổi 20.
Không chỉ có vậy, dừa còn cung cấp cho con người một loại nước tinh khiết và bổ dưỡng đến mức có thể dùng làm dung dịch truyền tĩnh mạch. Thứ nước này đã cứu sống nhiều bệnh nhân tại các vùng hẻo lánh trên thế giới.
Giới thể thao cũng đánh giá rất cao nước dừa như một loại nước tăng lực giúp hồi phục nhanh sức khỏe sau những giờ luyện tập vất vả.
Hãy khám phá những công dụng của nước dừa mà có thể bạn chưa biết
1. Tốt cho tim mạch:
Trong nước dừa có hàm lượng kali và axit lauric rất cao nên có thể giúp điều hòa huyết áp cho người bệnh huyết áp cao - những người thường có mức độ kali trong máu thấp.
Đồng thời, loại nước này giúp làm tăng HDL (cholesterol tốt) vì thế nó rất có tác dụng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.
2. Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn:
Các nhà nghiên cứu cho rằng nước dừa có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa, vì vậy chúng rất có hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh như cảm cúm, kiết lỵ, táo bón, bệnh tả, bệnh đường tiết niệu, bệnh thận và bệnh đường ruột.
3. Tác dụng bù nước điện giải:
Trong nước dừa rất giàu kali và khoáng chất nên có tác dụng điều hòa chất điện giải và bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể. Chưa kể huyết tương được tìm thấy trong nước dừa tương tự như máu của con người.
Vì vậy, nước dừa thường được dùng để điều trị chứng mất nước cho người bệnh bị sốt, tiêu chảy, tả... giúp họ nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi bị mất nước.
4. Tăng cường hệ miễn dịch:
Nước dừa là một loại chất lỏng vô trùng, ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác bao gồm acid lauric, chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và phospho...
Chính vì thế, thường xuyên uống nước dừa sẽ giúp ích cho cơ bắp, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, và cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.
5. Tốt cho hệ tiêu hóa:
Nước dừa có chứa axit lauric khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin - một loại chất giúp kháng virus, kháng khuẩn, chống lại ký sinh trùng và các loại giun đường ruột.
Đồng thời chúng cũng giúp chống lại các chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa khác giống như một loại kháng sinh cho những vấn đề về đường ruột.
6. Giúp giảm cân:
Nhiều người e ngại trong dừa có nhiều chất béo và đường sẽ ảnh hưởng đến quá trình giảm cân nhưng thực tế không phải vậy.
Nước dừa tuy rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể. Điều này sẽ giúp điều hòa tốt lượng đường trong cơ thể, giúp kiểm soát các cơn thèm ăn.



theo Trí Thức Trẻ

Monday, June 19, 2017

Gặp người sản phụ đã có 13 con, vào Sài Gòn chơi sinh đôi thêm 2 bé gái


Dù đã lên chức ông bà ngoại và có 13 người con, vợ chồng chị Nguyễn Thị Sâm (45 tuổi, Nghệ An) vẫn quyết định sinh thêm 2 bé gái đáng yêu, kháu khỉnh.
Vào rạng sáng ngày 18/6, chị Nguyễn Thị Sâm (quê Nghệ An) khi vào Sài Gòn du lịch cùng chồng thì bất ngờ lâm bồn tại Bệnh viện Từ Dũ (quận 1, TP. HCM) với 2 cô con gái sinh đôi kháu khỉnh, Trí thức trẻ đưa tin.
Câu chuyện trở nên thú vị khi người mẹ này đã 45 tuổi và từng có 13 người con, nhiều người không thể tin rằng ở thời hiện đại lại có cặp vợ chồng đông con hơn ngày xưa!
Chị Sâm cùng chồng con tại bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM (Ảnh: Thời Đại).
Trao đổi với báo chí, chị Sâm cho biết, trước khi sinh 2 bé gái song sinh, chị đã có 13 đứa con và hiện tại gia đình chị lại đón thêm 2 thành viên mới, nâng tổng số lên 15 đứa con (6 trai, 9 gái) sau 14 lần sinh.
Tuy nhiên, người mẹ này vô cùng hạnh phúc chia sẻ trên Khám Phá: “Tôi rất biết ơn bác sĩ vì đã cấp cứu kịp thời trong lúc tôi chuyển dạ bất ngờ và sau 12 tiếng sinh con tôi đã khoẻ lại mặc dù sinh mổ. Sinh được 2 bé lần này, hai bên gia đình rất hạnh phúc dù đông con. Hiện tại, vợ chồng tôi có tổng 15 đứa con và điều đáng mừng là các con đều khỏe mạnh, học tập tốt và rất thương yêu nhau”.
Chị Sâm cho biết thêm, ngày dự sinh của lần mang thai đôi này còn khá xa bởi vì thai mới được 32 tuần. Gia đình chị đang thực hiện kế hoạch nghỉ dưỡng, vui chơi tại Sài Gòn. Vào tới đây thì  người em gái ngỏ ý đưa chị đi khám thai tại một phòng khám nổi tiếng ở Sài Gòn, xem thai nhi có ổn định không.
Các bác sĩ đã im lặng và “chịu thua” vợ chồng chị sau khi nhìn vào sổ khám bệnh. Sau đó, họ hỏi rằng vì sao đã có 13 đứa con nhưng vẫn quyết định tiếp tục mang thai đôi lần thứ 14 này.
Sau khi khám, chị Sâm được đề nghị ở lại bênh viện dưỡng thai, 3 ngày sau thì chị Sâm trở dạ và được đưa lên phòng đẻ.
Khi ấy, bác sĩ động viên tôi cố gắng sinh thường để các con được khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, tôi kiên quyết đòi đẻ mổ vì bản thân không còn sức chiến đấu. Hơn nữa, 2 lần sinh trước, tôi cũng đã từng đẻ mổ.
Vài tiếng sau, tôi nghe thấy tiếng các con khóc văng vẳng bên tai. Lúc đó, tôi mới thực sự an tâm và thở phào nhẹ nhõm. Cảm giác đón chào 2 đứa con cùng lúc nó không giống như 13 lần sinh trước”, trích lời chị Sâm trên Khám Phá.
Hai bé gái sinh đôi vừa mời chào đời (Ảnh: Trí Thức Trẻ).
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh – Trưởng Khoa Sơ sinh BV Từ Dũ cho hay, trường hợp của mẹ con chị Sâm là vô cùng may mắn, hiện hai bé gái sinh đôi non tháng đã tạm ổn, có phản xạ bú và hô hấp tốt. Chị Sâm cũng rất tỉnh táo, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Từ Anh cũng chia sẻ, bởi vì  hai bé vừa sinh non, thiếu tháng lại nhẹ ký nên sẽ khó khăn hơn so với những trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sẽ gặp nhiều nguy cơ như nhiễm trùng sau sinh, sức đề kháng kém, viêm ruột hoại tử… nên cần được chăm sóc theo chế độ đặc biệt.
Bác sĩ khuyên rằng, trong 2 năm đầu đời sau sinh, gia đình cần phải theo dõi trẻ để phát hiện sớm những bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non như bệnh võng mạc ở trẻ non tháng, bệnh lý liên quan tâm thần vận động.
Đang trực tại bệnh viện để chăm sóc vợ con, gương mặt anh Hoàng Văn Thịnh (45 tuổi, chồng chị Sâm) không giấu nổi niềm hạnh phúc.
Người cha của 15 đứa trẻ bày tỏ niềm vui sướng, gia đình anh rất bất ngờ khi được chào đón thành viên thứ 14, 15 tại bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM.
Lúc đầu, cả hai vợ chồng anh Thịnh dự định sau chuyến du lịch sẽ về quê sinh con vì ở nhà có người thân chăm sóc tiện hơn.
Anh Thịnh cho biết, 13 lần sinh trước vợ anh sinh con rất dễ, cứ đến ngày chuyển dạ, vài tiếng là em bé chào đời. Có lần mới tới trạm xá, hai vợ chồng đang ngồi nói chuyện thì em bé đã chào đời ngay tại khu vực chờ sinh khiến nhiều người bất ngờ.
Tuy nhiên lần sinh này khó khăn hơn, có thể do vợ anh đã lớn tuổi nên hai bé chào đời sớm hơn dự kiến. Nhưng cũng rất may mắn là vợ con anh vẫn khỏe mạnh.
Anh Thịnh cho biết, hiện tại mình đang làm kinh doanh bất động sản, nhờ công việc thuận lợi nên cũng đủ trang trải và nuôi con khôn lớn. Anh chỉ cầu mong các con mạnh khoẻ khi lớn lên và sẽ cố làm việc để lo cho 15 đứa con ăn học đến nơi đến chốn.
Em Hoàng Thị L. (19 tuổi, con gái chị Sâm và anh Thịnh) theo bố vào viện chăm mẹ và hai em cũng tỏ ra rất hạnh phúc. L. đang cùng với hai người chị khác thay phiên nhau chăm mẹ, đợi đến khi nào mẹ khoẻ, cả nhà sẽ đoàn tụ.
Thời điểm hiện tại, gia đình anh Thịnh có tất cả 15 người con, gồm: 9 gái và 6 trai. Trong số đó, người con đầu tiên 26 tuổi và đã lập gia đình. Nhỏ nhất là hai bé gái vừa chào đời hôm qua.
Ngân Hà (TH)

Sunday, June 18, 2017

Friday, June 16, 2017


Một Mình . 

Ừ Thôi...ta chỉ một mình
Thênh thang một cõi lục bình hoa trôi
Ngậm ngùi nhìn bóng trăng rơi
Hương xưa vụn vỡ chơi vơi giữa đời

Bồi hồi không nói nên lời
Nhớ người lữ khách một thời ghé qua
Mây ngàn gío bạt phương xa
Dừng chân nhấp cốc sen trà đề thơ

Ôi đời như một giấc mơ
Thoáng vui phút chốc lệ mờ mắt môi
Nhặt từng kỷ niệm xa xôi
Chắt chiu gìn giữ để rồi ngẩn ngơ

Ừ thôi...đời vẫn hững hờ
Để ta thơ thẩn bên bờ hoang liêu
Ta nào mơ ước chi nhiều
Sao lòng vẫn thấy như chiều thu sang

Sao Linh

Thursday, June 15, 2017

Hình Kỷ Niệm Với Các Chị 


Lễ Khánh Thành Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo Năm 2016 tại Bolsa Little Sài Gòn






Wednesday, June 14, 2017

Thn bài Châu Nhun Phát LưĐức Hòa


Phim tâm lý hành động Hong Kong - Phim của Triệu Vy và Cổ Thiên Lạc mới nhất




Phim võ thuật Hồng Kông _ Anh hùng Bến Thượng Hải


Phim Chiếu Rạp 2017 - Trùm Thượng Hải - thuyết minh


PHIM HÀNH ĐỘNG MỸ HAY NHẤT 2017 NỮ ĐIỆP VIÊN



KẺ VƯỢT NGỤC - Phim Hành Động Kinh Điển


Khám phá lễ hội trang trí cơ thể người độc đáo ở Thành Phố New York - Mỹ


Cám ơn người lính VNCH



Destiny Nguyễn - (Phát biểu thay mặt Hậu Duệ Biệt Động Quân nhân dịp Kỷ niệm tám năm thành lập Hội Biệt Động Quân vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận tại nhà hàng Harvest Moon Virginia, 6/11/2017)

Kính thưa các bậc trưởng thượng. 

Kính thưa quý vị quân nhân Việt Nam Cộng Hoà 

Còn dịp nào quý hơn hôm nay để chúng con được bày tỏ cảm nghĩ của lớp trẻ về thế hệ các bậc chú bác đã phục vụ quốc gia dân tộc trong chính thể VNCH.

Lời nhạc Minh Kỳ còn thổn thức: “Có hay chăng người ơi, chốn xa xôi chàng trai, còn đem yêu thương rắc gieo lên muôn vàn oán hờn”. Tình nhà nợ nước hai vai, các chú bác hiên ngang sống đời trai thời loạn. Vận nước điêu linh, chí hùng dang dở, kẻ vùi thây nơi xa trường lửa đạn, người trở về trên chiếc băng ca, thành thương phế binh lê lết nẻo quê hương. 

“Chiến tranh tàn những tưởng được đoàn viên
Nào ngờ cuộc báo thù chùng chùng vây bủa 
Thân thất trận nhục vinh tràn máu lửa 
Nồi da nấu thịt, ý thức hệ giết anh em 

Lệnh buông súng, mây nặng tháng Tư đen 
Rời đơn vị khi Sài-gòn bỏ ngỏ 
Hoảng loạn cuộc di tản Bảy-lăm còn đó 
“Sao anh đành bỏ em”, nghe thắt ruột cháy lòng” 

Suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc. Chúng ta có ba lần Bắc thuộc, một lần Pháp thuộc và một lần Trịnh Nguyễn phân tranh chia đôi đất nước nhưng chưa có thảm kịch nào kinh hoàng hơn thảm kịch của ngày 30 tháng 4 năm 1975. Và cũng chưa có cuộc chiến tranh nào trong lịch sử thế giới lại có sức tàn phá dai dẳng như cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa Cộng Sản vào miền nam Việt Nam. Một cuộc chiến mà Cộng Sản Bắc Việt cố tình ngụy tạo bằng một cái tên mỹ miều là "Giải phóng miền Nam, đánh Mỹ cứu nước " 

Chua xót nào hơn khi những người trai hiên ngang, mang dòng máu Lạc Hồng ngàn đời kiêu hãnh, lãnh trách nhiệm bảo quốc an dân, bảo vệ giang sơn tổ quốc, những người lính VNCH khí hùng còn ngùn ngụt ngất trời mà thân lại thành thất trận. Ngậm ngùi thay chí lớn chưa thành. 

Nếu con không sinh ra là con của một người lính, nếu con cũng có một tuổi thơ êm đềm với chăn êm nệm ấm thì có lẽ con không đủ tự tin để đặt bút viết những dòng chữ này. Chính ba con - một người lính VNCH. Chính các chú bác đây - những người lính VNCH đã truyền lại cho con những trăn trở mà con phải đi tìm. Để rồi con vỡ oà trong những dòng cảm xúc: 

Tàu Xuôi Bắc đưa người lưu đày biệt xứ 
Mất quê hương khi đất nước hòa bình 
Cha nuốt lệ, mắt trừng, song cổ nghẹn 
Đồng đội tù nhân, buồn! cúi mặt lặng thinh 

Một bước chia xa nỗi ngàn trùng cách biệt 
Ngoái lại nhìn hình bóng vợ nhạt nhòa 
Níu giữ làm sao giọt thời gian. Thao thiết! 
Gửi gió môi hôn lên mái tóc rối lòa xòa. 

Dù thơ ca và văn học Việt ít nhắc về cha, nhưng những hy sinh cao cả của họ tạc vào lòng con cháu và đi vào bất diệt. Sau bao năm tháng nhục nhằn trong lao tù khổ sai, may mắn họ thoát được khỏi chế độ bán khai. Các chú các bác lại âm thầm lao tác cố gắng hội nhập vào xã hội mới, mong ước cháu con nên người. Những người Thương Phế Binh VNCH sau những mất mát hi sinh họ chỉ còn tấm thân tàn phế nhưng vẫn phải ngày đêm chiến đấu cho sự sống còn trên chính quê hương mình. Mà Cộng Sản luôn tuyên truyền đất nước đã thanh bình và miền Nam đã thống nhất. Để rồi các chú bác từng người lại âm thầm ra đi như cánh chim chao nghiêng triền núi. 

Đã bao lần chúng con lãng quên hay không trân trọng những hy sinh cao cả ấy. Dù muộn màng, nhưng xin các bác các chú nhận nơi sâu thẳm trái tim chúng con niềm hãnh diện về nhân cách các vị, niềm tri ân sâu thẳm về công đức các bác các chú để lại, niềm hối hận muộn màng về sự vô ơn và lãnh đạm của chúng con về những hy sinh âm thầm mà cao trọng ấy. 

Thế hệ hậu duệ VNCH ngày nay với đầy đủ trí tuệ và nhận thức, chúng con chọn màu cờ sắc áo không đơn thuần chỉ là sự kế thừa truyền thống gia đình. Mà thế hệ chúng con gồm nhiều bạn trẻ trong và ngoài nước với một lập trường "Không Cộng Sản" cùng chọn đứng dưới lá cờ vàng mang hồn thiêng sông núi và tiếp nối chính nghĩa quốc gia. Xin cho phép chúng con gọi bằng tất cả tấm lòng "Quốc Kỳ Quốc Gia Việt Nam". Chúng con tin rằng một ngày không xa lá cờ ấy không chỉ hiện hữu trong tim mỗi người dân Việt mà còn phất phới bay trên bầu trời quê mẹ thân yêu . 

Ngày lễ Father’s Day con kính lời tri ân đến thân phụ con nói riêng và các chú bác cựu quân nhân quân lực VNCH nói chung được nhiều sức khỏe. Con cũng xin kính chúc Hội BĐQ DC ngày một vững mạnh và xin kính chúc toàn thể quí vị có mặt hôm nay một buổi tối tràn ngập niềm vui trong tình đồng hương xa xứ. Cũng không quên vinh danh những người mẹ, những người vợ lính VNCH đã âm thầm hi sinh thương chồng nuôi con. Xin thay mặt tất cả các anh chị em hậu duệ một lần nữa ngả mũ tri ân quý vị. 

Destiny Nguyen


Wednesday, June 7, 2017

Có hai thứ cha mẹ cần trang bị cho con cái, và chỉ hai thứ đó là đủ


Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.“Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” – ông Yu Pang-Lin khẳng định.Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt – viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.

Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những 
người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.
Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.

Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp.
Tuy nhiên, họ cũng hiểu có một thứ còn quý giá hơn tiền, quan trọng hơn tiền, đó chính là trách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình (tự mình phải chịu trách nhiệm về mình), rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội… Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.

Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.
Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

Một con người biết trách nhiệm và có năng lực để thực hiện điều đó khi đi học sẽ học thực, học vì mình (và do đó sẽ khó có kiểu học đối phó; mua điểm, mua bằng; học vì cha, vì mẹ); khi đi làm sẽ làm hết mình, tự giác và luôn hướng tới hiệu quả cao nhất (và do đó sẽ không có kiểu làm “giả cầy”, thụ động; làm gian, làm dối như một vài trường hợp mà không khó cũng có thể nhận diện được ở nhiều cơ quan, công sở)…

Không để lại tiền cho con nhưng để lại cho con ý thức trách nhiệm và trang bị cho con năng lực để tự chịu trách nhiệm thông qua giáo dục làm người, giáo dục làm việc, ấy là đã để lại một sản nghiệp đồ sộ cho con rồi.
FB Tigon Le
Sưu tầm trên mạng

Monday, June 5, 2017

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TÔI GẶP TRÊN CẦU.

Càng về xa thì sông càng rộng. Ðến đường chân trời thì mở ra bát ngát như một cái hồ. Chỗ hẹp nhất có một cây cầu lớn. Xe cộ tấp nập ngày và đêm, nhưng cứ đến khoảng gần tối, khi dãy đèn hai bên thành cầu vừa bật sáng thì cầu vắng hoe, họa hoằn mới có vài chiếc xe qua. Vào giờ này gió nhiều, gió xa về ngùn ngụt. Tôi hay đi dạo trên cầu vào lúc này. Ði để nghĩ vớ vẩn, hay là không nghĩ gì .
Hôm ấy, chạng vạng tối, tôi đứng vịn thành cầu nhìn dòng nước phản chiếu ánh đèn mầu phố xá hai bên bờ. Một người đàn bà đi ngược chiều, dừng lại sau tôi, tiếng gọi khẽ:

– Anh … 

Tôi quay lại. Người đàn bà ngập ngừng rồi nói rất nhanh, như thể nếu nói chậm sẽ không còn can đảm để nói:
– Mình đi chơi đi anh. Tiền phòng một giờ năm chục, còn anh muốn cho em bao nhiêu tùy anh...

Tiếng nói yếu đuối, mệt nhọc, lẫn với hơi thở. Không trả lời, tôi quan sát nhanh. Gần 50 tuổi, tóc khô, vài sợi bạc, đôi mắt lớn buồn thảm, nhiều nếp nhăn với quầng thâm u uẩn, miệng nhỏ, sống mũi cao thanh nhã. Một nhan sắc rơi rớt từ dĩ vãng xa lắc lơ.

Tiếng nói vẫn nhanh, yếu và ngượng ngùng:

– Nếu anh không đi thì giúp em chút. Em… khổ quá.

Tôi không biết nói gì, cho tay vào túi sau, móc ra mấy tờ giấy bạc nhàu, vuốt thẳng, thành kính đưa về phía trước bằng cả hai tay. Không hiểu sao tôi lại có thái độ trịnh trọng như thế. Người đàn bà nhận những tờ giấy bạc cũng bằng hai tay cùng với lời cám ơn thì thầm như kinh nguyện. Hai đôi mắt gặp nhau, im lặng. Một thoáng, tôi thấy tôi và người này là hai tín đồ đang cử hành thánh lễ của một tôn giáo quái dị. Tôn giáo phụng thờ Ðau Khổ và Khốn Cùng. Gió bắt đầu lạnh, gió phần phật thổi chiếc áo trắng mỏng ép sát vào thân hình gầy gò người đàn bà với hai gò ngực lép, nhấp nhô. Chào nhau rồi đi, đi về hai phía khác nhau. Một cảm giác nhói đau như là lần từ biệt sau cùng trong đoạn kết của một chuyện tình.
Hôm sau, cũng vào giờ đó, tôi lại đi trên cầu. Ði và nghĩ đến người đàn bà gặp ngày hôm qua. Một chiếc xe gắn máy dừng lại gần chỗ tôi, phía trước. Trên xe bước xuống hai người đàn bà còn trẻ. Quần đùi, áo thun. Một tóc ngắn và một tóc dài. Họ dựng xe, ngồi xuống lề đường. Tóc Ngắn vén tay áo lên bóp bóp chỗ khuỷu tay, Tóc Dài rút trong túi quần ra một vật gì nhỏ, trăng trắng. Tôi đến gần hơn. Ma túy. Thấy tôi nhìn, Tóc Dài quắc mắt:

– Nhìn gì cha nội!

Hình xăm bông huệ tím trên vai và ống tiêm với đầu mũi kim nhỏ như răng rắn độc làm tôi ơn ớn. Không nói gì, tôi đi tiếp. Ði và nhớ đến người đàn bà tôi gặp hôm qua, so sánh với hai người đàn bà tôi gặp hôm nay và cũng lẩn thẩn so sánh với cuộc đời mình. Chẳng khác nhau là mấy. Gió bắt đầu lạnh. Thôi về.
Đêm ấy tôi mơ thấy tôi nằm bên người đàn bà có đôi mắt quầng thâm buồn thảm trong một căn phòng lớn ngập ánh trăng chiếu từ cửa sổ. Đôi mắt vẫn chớp, nước mắt vẫn chảy, nhưng trái tim đã ngưng đập và tấm thân gầy gò đã lạnh ngắt tử thi. Cạnh giường, ả ma túy đứng trần truồng, tóc phủ đầy mặt, đôi mắt trắng dã và trên tay cầm lăm lăm một ống kim tiêm. Từng cơn gió lạnh thổi lộng suốt giấc mơ. 

Ngày hôm sau nữa, khi vừa bước lên cầu vài thước, đầu óc còn váng vất vì giấc mơ đêm qua. Một bà cụ chống gậy lom khom, trước ngực đeo một cái túi vải, chìa ra trước mặt tôi một xấp vé số:

– Ông mua giúp cho vài tờ. Chiều mai xổ.

Tôi không thích mua vé số, nhưng bà cụ này có gương mặt và thân hình hao hao giống mẹ tôi. Cũng thấp bé, giọng Bắc nhỏ nhẹ. Lòng tôi chùng xuống, lấy hai tờ, trả tiền, nhìn bà cụ một thoáng rồi đi. Ði và nghĩ đến mẹ. Ngày ấy, ở một miền đất nắng cháy mưa dầm, đói ăn và sốt rét, mẹ tôi như một con gà mái già xòe đôi cánh xơ xác ôm lấy những đứa con trong những tháng năm khốn khó. Nếu mẹ tôi còn sống, không biết bà có phải sớm khuya lang thang kiếm sống như bà cụ này không. Nhìn vào hai tấm vé số, tôi sững người, dừng lại. Vé số xổ rồi, cách đây hai ngày. Không biết hôm nay bà cụ đã lừa được bao nhiêu người và tôi là người thứ mấy bị lừa. Quay đầu nhìn lại. Từ xa, tôi vẫn thấy bà cụ đang chống gậy lần từng bước lom khom qua đường. Lúc này không gì cần hơn là một tiếng thở dài.

Hôm nay tôi lên cầu đi dạo sớm hơn mọi ngày. Vẫn đi và nghĩ vớ vẩn. Một chiếc xe tang chở những người áo tang khăn tang qua cầu. Xe chạy nhanh, trên xe không có áo quan. Hình như vừa chôn cất xong, về từ nghĩa địa. Có lần tôi đọc ở đâu đó rằng khi tẩm liệm, xác chết được đặt nằm ngửa, ngay ngắn. Nhưng nhiều năm sau, khi cải táng, người ta thấy bộ xương nằm co quắp, nằm nghiêng, trên nắp áo quan có dấu móng tay cào. Có phải là người chết đã sống lại trong áo quan? Và trong phút hồi sinh ghê rợn ấy người chết đã làm gì? Ðưa tay cào nắp áo quan? Phải chăng tôi cũng đã chết, đã chết lâu rồi, và thế giới quanh tôi chính là một cái áo quan? Một phút bằng 60 giây, Thuyết thời gian tương đối gi gì đó cho rằng 60 giây cũng có thể bằng 60 năm? Trong 60 năm hay là 60 giây ấy tôi đã làm gì? Ðắm đuối, đam mê, vắt cạn sức lực để chiến đấu cho những khát vọng này nọ, chẳng qua cũng như là xác chết đưa tay cào nắp áo quan? Lại nghĩ vớ vẩn rồi… không sao, tôi là vậy đấy. Nghĩ tiếp. Và tôi nghĩ đến một đoạn thơ của Chim Hải, cũng là một người đàn bà tôi gặp trên cầu nhưng gặp trong tâm thức khi đang đi dạo:

tôi hoang vu mịch lặng cõi người
tôi mắt ráo nhìn tôi lùi mấy mùa thơ rớt
vắt cạn đam mê đuối / đắm cõi tôi
cào xước hòm đời
........
Tiết tấu chênh vênh, ngôn từ lạ lùng, ý tưởng táo bạo, và tính sáng tạo đã làm cho những câu thơ này trở nên rất kén người đọc, nghĩa là không phải ai cũng có thể đọc, nhưng đã đọc được rồi thì thấm thía tận cõi lòng…Vậy đấy, hết nghĩ chuyện xác chết tỉnh dậy cào xước hòm rồi lại lan man sang chuyện văn chương thi phú. Và tôi còn tiếp tục nghĩ vớ vẩn nữa nếu không nghe thấy tiếng chào:

– Chào ông.

Người đàn bà tay cầm quyển sách nhỏ đứng bên thành cầu tự giới thiệu:

– Tôi là người trong ban truyền giáo hội thánh Tin Lành. Tôi thấy ông vẫn thường đi qua đây vào giờ này. Nhìn dáng đi và nét mặt ông, tôi đoán biết ông có nhiều chuyện buồn.
Tôi nói:
– Dạ.
– Mai Chủ Nhật, vào lúc 5 giờ chiều, mời ông đến chia sẻ với chúng tôi tại nhà thờ, chúng ta cùng nhau cầu nguyện. Ðấng Cứu Thế, người đã chết rồi và sống lại sẽ nâng đỡ gánh nặng cho ông.

Giọng nói ân cần, hiền hậu. Không hiểu sao, tôi thấy người đứng trước mặt tôi bỗng dưng đẹp lạ kỳ, đẹp xán lạn. Vẻ đẹp của thánh thiện và lòng tin. Vẻ đẹp làm hồn tôi nhẹ lâng như một cánh lông chim bay trong gió. Tôi đang sống trong những trang thần thoại. Thần Linh đã sai người này đến gặp tôi với ơn thiêng cứu chuộc. Nhớ đến một câu hát của Phạm Duy:“Gặp nhau trong vinh dự đời người. Gặp nhau dưới đức tin bao la phơi phới”. Tôi hỏi nhà thờ ở đâu. Nhìn theo ngón tay người đàn bà, tôi thấy ở phía xa bên kia sông một thập giá mờ mờ in hình lên bầu trời một ngày sắp tàn.

Tôi không còn ở thành phố có cây cầu ấy nữa. Nhưng một hôm về ngang ở lại một đêm, đến tối, tôi lại ra cầu đi dạo. Ðêm ấy không ai gọi tôi dừng lại. Tôi đứng nhìn dòng nước, nhớ đến những người đàn bà tôi đã gặp trên chiếc cầu này. Mỗi người đã đi về mỗi phía, sống nốt đời mình. Dòng nước dưới chân cầu vẫn chảy, vẫn phản chiếu ánh đèn mầu phố xá hai bên dòng sông, khi gió lớn, lung linh như thiên đường.
_________________
nguyễn quang tấn. (post lại theo yêu cầu của ng.)

Sunday, June 4, 2017

Lời phật dạy Đời là vô thường hãy buông xả


ĐỜI LÀ VÔ THƯỜNG - Nghe Để Giác Ngộ Bớt Khổ Trong Cuộc Sống 


Kẻ tham lam tự rước họa sát thân, người kính Phật biến tai ương thành phúc phận


Nhân quả báo ứng có lẽ đã dần trở thành một khái niệm xa lạ với con người hiện đại. Người ta dường như chỉ còn biết lao vào vòng xoay của bạc tiền, quyền lực, ái tình… như một chú thiêu thân và đành lòng lờ đi hậu quả phải gánh chịu một khi ra tay làm việc ác. Nhưng “Thiện ác hữu báo” (thiện ác đều có báo ứng) từ lâu đã là lẽ trời, chẳng ai tránh nổi. “Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt” thật đúng vậy thay. 
Hồng Mại, học giả nổi tiếng đời nhà Tống trong quyển “Di Kiên Chí” có thuật lại mấy câu chuyện nhân quả báo ứng có thật lúc bấy giờ, đến nay vẫn có ý nghĩa giáo dục, cảnh tỉnh vô cùng sâu sắc.
Ăn hối lộ rước lấy tai hoạ
Năm Kiến Viêm thời Tống Cao Tông (năm 1127), Thượng thư Phó Quốc Hoa nhậm chức Thái thú Thư Châu. Bấy giờ chính ngay lúc Tống quốc loạn trong giặc ngoài, tình thế rối ren. Ông ta nghe nói giặc cướp hoành hành ở Vũ Xương, lòng nghĩ:
Vũ Xương cách Thư Châu rất gần, nếu lũ giặc cướp đó chốc lát đánh đến đây, thể nào cũng sẽ cướp sạch hết toàn bộ tài sản bất nghĩa mà mình đã khổ công tích cóp bấy lâu. Đặc biệt là số kỳ trân dị bảo khi mình đi sứ sang Cao Ly (Triều Tiên) còn chưa giao nộp lại cho triều đình, đều bỏ vào túi riêng. Số báu vật này đều rất có giá trị, không thể để bị cướp mất được!“.
Thế là Phó Quốc Hoa bèn cùng cả gia đình mang theo toàn bộ tài sản lên thuyền đi đến Giang Ninh (Nam Kinh ngày nay) tránh nạn, không chút đếm xỉa đến an nguy của muôn dân bá tánh Thư Châu. Đến Giang Ninh, thuyền đỗ ở bờ Trường Giang. Người thuyền phu nói: “Ngoài thành giặc cướp rất nhiều, chi bằng hãy chèo thuyền đi qua cửa con đập, rồi cho thuyền chạy bên trong đập nước trong thành“.
Quan trấn giữ Giang Ninh khi đó tên là Vũ Văn Trọng Đạt, vốn có giao tình rất sâu sắc với Phó Quốc Hoa. Hay tin bạn tới, Vũ Văn Trọng Đạt bèn ra lệnh mở cửa đập, cho thuyền của Phó Quốc Hoa đậu ở trong thành Gianh Ninh. Phó Quốc Hoa bấy giờ mới cảm thấy an toàn. Cả nhà và tài sản đều để trên thuyền, lại đậu ở đập nước trong thành, thực đúng là muôn phần chắc chắn, không chút sơ hở.
Ảnh minh họa. Dẫn theo megafun.vn
Nhưng người tính chẳng bằng trời tính. Không ngờ ngay đêm ấy, một kẻ hầu tên là Chu Đức tạo phản, cướp lấy thuyền của Phó Quốc Hoa, giết sạch toàn bộ gia quyến của ông ta. Chỉ có một bà lão bộc được tha mạng. Còn thành Thư Châu mà Phó Quốc Hoa rời bỏ lại bình an vô sự, không hề bị giặc cướp xâm phạm.
Trên đời vốn không có chuyện gì là ngẫu nhiên. Kiếp nạn của Phó Quốc Hoa há chẳng phải là nhân quả liền mạch hay sao? Trong lòng chỉ cần có tâm ác, một ý niệm không chính sẽ dẫn đến những hậu quả thực sự nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến thân bại danh liệt, mạng sống chẳng giữ nổi.
Kính Thần Phật tránh được tai ương
Cùng thời với Phó Quốc Hoa có một người khác tên là Cố Ngạn Thành. Ông nhậm chức Tào vận quan ở Lưỡng Triết (Triết Giang, Giang Tô, Thượng Hải ngày nay), sống ở Hàng Châu. Ngày thường Cố Ngạn Thành làm việc rất cẩn trọng, lại tín phụng Thần Phật.
Ông có một kẻ thù tên là Trần Thông. Kẻ này muốn nhân lúc binh mã loạn lạc phát động binh biến lật đổ. Nhưng bởi Cố Ngạn Thành đi đến vùng Triết Giang thị sát công tác vẫn chưa về, hắn đành phải nén lửa giận trong tâm, gắng đợi đến khi Cố Ngạn Thành tuần thị trở về mới khởi binh, muốn nhân thể sát hại cả nhà Cố Ngạn Thành một lượt.
Chờ đợi cả mấy hôm, cuối cùng Cố Ngạn Thành đã về đến Hàng Châu. Có rất nhiều quan viên và lão bá tánh trong vùng ra nghênh đón ông. Trần Thông tận mắt nhìn thấy cảnh tượng này, bèn quyết định khởi binh ngay trong đêm, thoạt tiên sẽ giết sạch cả nhà Cỗ Ngạn Thành.
Ngay sau khi về đến Hàng Châu, Cố Ngạn Thành quên cả nghỉ ngơi, vội vã thu xếp tới một ngôi miếu ở ngoài thành lễ bái Phật, hơn nữa còn dẫn toàn bộ gia quyến đi theo. Hành tung của ông lại vô cùng giản dị khiến nhiều người đều không hề hay biết.
Ảnh minh họa. Dẫn theo lichvansu.wap.vn
Đêm đó Trần Thông dẫn theo nhóm người đột nhập vào nhà Cố Ngạn Thành lùng bắt gia quyến của ông thì chẳng thấy một ai, hoàn toàn là tường vách trống không. Trần Thông còn ngờ rằng có người đã tiết lộ cơ mật, báo trước cho Cố Ngạn Thành biết mà lánh nạn.
Sau khi Cố Ngạn Thành làm pháp sự trong chùa xong xuôi mới biết trong thành đã xảy ra binh biến. Thế là ông cùng với người nhà ngay trong đêm vội vã lánh đến một nơi khác, nhờ vậy thoát được kiếp nạn diệt môn này.
Khi chuyện đã rồi, cả nhà Cố Ngạn Thành đều tin rằng Thần Phật đã phù hộ cho họ được bình an, tai qua nạn khỏi. Bè bạn của Cố Ngạn Thành sau khi biết chuyện cũng đều tấm tắc khâm phục và bắt đầu học ông tín phụng Thần Phật.
***
Người phương Tây có một câu ngạn ngữ rất hay như thế này: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm“. Trao gửi yêu thương, thiện lương, điều bạn nhận được chẳng phải cũng chính là hạnh phúc ngọt ngào đó sao?
Lòng tốt của người ta, hoặc thậm chí là ác tâm, cũng giống như một chiếc Bumerang. Bạn ném nó đi thật xa, cuối cùng rồi nó cũng trở về vị trí ban đầu, trở lại với chính bạn.
Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện“, ý tứ là con người dù mới sinh ra cũng đã sẵn mang trong mình sự lương thiện. Cũng có nghĩa là bản tính nguyên sơ của người ta là thiện lương, thuần phác, chân thành.
Con người là sản phẩm của Tạo hoá, của sự dung hợp Trời Đất, mang trong mình thiện niệm của vũ trụ. Một ý niệm tốt khởi phát cũng có thể khiến đất trời cảm thán. Cũng như vậy, một nghiệp ác tạo thành cũng làm người trời đều giận, khó thoát tai ương.
Con người là sản phẩm của Tạo hoá, của sự dung hợp Trời Đất. Ảnh minh họa dẫn theo pinterest.com
Người xưa luôn giảng về cái lý “Phản bổn quy chân“, rời bỏ u tối mà trở về với sự chân chính. Thành ngữ cũng có câu: “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật” (buông bỏ đồ đao, lập địa thành Phật).
Chỉ cần người ta có thể quay trở về bản tính nguyên sơ của mình, vứt bỏ ác tâm và những hành động dơ bẩn, hạnh phúc và sự giải thoát trong đời nào có đâu xa?
Thế mới là:
Tranh đấu một đời khó nhọc tâm
Kết oan, tạo nghiệp ác muôn phần
Thiên lý chẳng dung nào trốn được?
Quay đầu bể khổ phải trầm luân
Thiện Sinh