Wednesday, August 31, 2016

Thân chúc qúy khách ghé qua Blog Sao Linh một ngày mới an vui hạnh phúc

Tuesday, August 30, 2016

Một câu chuyện cảm động không có tựa đề

Anh ôm chặt lấy cô vào lòng, hôn lên tóc cô và thì thầm nói.
Nép vào ngực anh, cô lặng lẽ gật đầu, bao nhiêu điều muốn nói nhưng không thể nói ra.
Nước mắt cô lăn dài trên má. Vậy là chỉ cần trời sáng, chỉ cần đồng hồ cất lên 9 tiếng chuông lạnh lùng, anh sẽ xa cô và chẳng để lại cho cô điều gì ngoài một chữ ‘đợi’.
Anh, con nhà giàu, đẹp trai, sự nghiệp sáng lạng được biết bao người ngưỡng mộ. Cô, chỉ là một đứa trẻ mồ côi, tứ cố vô thân không nơi nương tựa, tương lai của cô chỉ có thể dựa vào tấm bằng đại học còn chưa lấy được. Đơn nhiên chuyện tình của họ cũng như bao chuyện tình không môn đăng hộ đối khác. Gia đình anh, bạn bè anh phản đối và nhìn cô với ánh mắt khinh thường. Khinh thường một con nhỏ trèo cao không biết thân phận. Nhưng tình yêu có bao giờ chịu thua số phận, anh bất chấp tất cả để ở bên cô, sống với cô. Cô đã từng hạnh phúc, đã từng mơ và rồi giấc mơ ấy cũng tan vỡ. Bố mẹ anh dùng đủ mọi cách bắt anh ra nước ngoài, thậm chí là dùng cả sức khỏe và mạng sống của họ.
Anh đầu hàng số phận và ra đi. Cô không trách, cũng không thể trách điều gì cả, nếu giữa tình yêu và bố mẹ thứ anh chỉ có thể mất là tình yêu.
Nhìn bóng lưng anh đi xa dần, cô khuỵu xuống đất, nấc lên không thành tiếng. Chỗ dựa duy nhất của cô, người thân yêu duy nhất của cô đã đi. Giờ đây cô lại chỉ có một mình.
*** 4 năm, đối với một số người trôi qua thật nhanh, nhưng đối với anh đó là quãng thời gian dài dường như vô tận. Bốn năm, giờ đây anh đã có được tất cả những gì mà một con người thành đạt cần có. Nhưng tình yêu của anh thì đã mất và có thể mãi mãi không thể tìm lại được. Khi anh đi cô đã hứa sẽ đợi anh, vậy mà tất cả những gì cô có thể làm là bặt vô âm tín rồi chỉ sau 2 năm anh nghe tin cô lấy chồng. Một người chồng giàu có, lớn tuổi và có thể cho cô tất cả những gì cô muốn. Anh đã không muốn tin nhưng không thể liên lạc với cô để hỏi rõ mọi chuyện. Anh đau khổ, dằn vặt, chờ đợi, cho tới một ngày một tấm thiệp cưới được gởi tới cho anh và tên cô nghiễm nhiên nằm trên đó. Anh đã tin và bắt đầu chấp nhận. Giờ đây khi quay trở lại, mong ước duy nhất của anh là tìm cô để nhìn thấy cô thật sự hạnh phúc…. Và đó cũng là lần cuối anh muốn gặp cô.
Khi những chiếc lá đã bắt đầu ngả màu vàng, khi mà thời tiết đã bắt đầu trở lạnh, cô vội vã khoác lên mình chiếc áo ấm dày, với tay kéo chiếc mũ sụp xuống che đi gương mặt mình.
Cô nhanh tay vơ lấy những tờ tiền vươn vãi trên tấm gra giường nhàu nhĩ và bước vội ra khỏi khách sạn. Cô cứ cúi mặt đi, đi rất nhanh như để lẩn trốn ánh mắt dè bỉu của mọi người. Cũng có thể chẳng ai nhìn cô đâu, nhưng một khi đã sai trái thì cảm giác bị người khác khinh rẻ luôn bám theo mình. Vô tình, lúc cô bước đi, một người nhìn thấy cô và sửng sờ làm rơi chiếc cốc rượu.
Anh đứng phắt dậy, đẩy bàn và chạy theo bóng dáng người phụ nữ kia. Có thể cách ăn mặc, trang điểm lòe loẹt và chiếc mũ che đi gần hết khuôn mặt nhưng với anh, hình ảnh của cô đã in đậm trong kí ức nên không thể nào anh không nhận ra cô. Chạy nhưng điên cuồng về phía trước, anh thấy cô đứng lặng lẽ bên cột đèn đường, ánh đèn hắt lên người cô một cách mờ ảo. Anh định chạy tới níu lấy tay cô nhưng rồi một chiếc xe sang trọng trờ tới, cô bước lên xe một cách lạnh lùng và khi chạy lướt qua anh, anh thấy người đàn ông trên xe bắt đầu nhào tới kéo áo cô như một con thú, điên cuồng. Chết lặng…. đây đâu phải là viễn cảnh anh từng nghĩ tới.
Người chồng của cô kia ư? hạnh phúc của cô là kia ư? vậy cô đến khách sạn để làm gì? Bao nhiêu câu hỏi dằn vặt anh, bao nhiêu nghi ngờ dồn nén trong anh bộc phát khiến anh không sao trả lời cho chính mình được. Cầm trên tay những tờ tiền xanh nhạt cô nhẹ nhàng vuốt thẳng nó một cách cẩn thận và yêu chiều. Với một số người đây là đồng tiền bẩn thỉu nhưng với cô đây là tất cả những hi vọng cô có thể gom lại để mua lấy một hạnh phúc mong manh. Cầm xấp giấy được thám tử đưa cho mình, nhìn gương mặt cô hiện rõ trên tờ giấy phẳng phiu đó…. Anh bỗng thấy lợm người, tờ giấy trắng trong tay, khuôn mặt tươi cười của cô khiến anh cảm thấy thật buồn nôn. Thì ra đây chính là con đường cô đã chọn, nhơ nhớp và đáng khinh làm sao.
Cô vẫn đứng lặng lẽ trên vỉa hè để chờ người khách tối nay. Chiếc váy đỏ nhẹ nhàng ôm lấy cô làm cô thật nổi bật, vẻ nổi bật đó được đổi lại nhờ ánh mắt soi mói của người đi đường. Khẽ nhếch môi, chính cô còn khinh mình nữa là…. Nụ cười của cô chợt tắt ngấm khi nhìn người đang đứng trước mặt mình.
Anh nhìn cô bằng ánh mắt lạnh lẽo tăm tối nhất. Trong trí nhớ của cô anh luôn nhìn cô ấm áp và dường như hiểu ra mọi chuyện cô bất ngờ cười lớn, cười thật to nhưng đuôi mắt đã ươn ướt từ lúc nào. Nắm tay cô kéo lên xe, anh lái như điên tới một nơi vắng vẻ….
Sau giây phút yên lặng để anh và cô nhìn nhau, tìm ở nhau những điểm gì thay đổi sau từng ấy năm xa cách và thoáng giật mình khi cả hai cùng nhận ra rằng anh vẫn vậy nhưng cô đã thay đổi gần như hoàn toàn.
“Anh nghe nói em đã lấy chồng, vậy chồng em đâu?” anh lạnh lùng nhìn cô rồi cất giọng.
“Em thì nghe nói anh đã lấy vợ, vậy vợ anh đâu mà để anh đi tìm ‘gái’ thế này?” cô nheo mắt hỏi ngược lại anh. Anh sửng sờ nhìn cô. Trò đùa gì thế này?
Nhíu mày nhìn cô, anh không thể thốt lên một lời nào cả. Thì ra có những việc, mọi người sắp đặt thật là khéo, thật là hay…. Dù đó là hiểu lầm nhưng nhìn cô lúc này anh cũng không thể nào nguôi hận. Cứ cho là vì anh, cô cũng không nên biến mình thành loại người như hôm nay.
“Anh nhìn đủ chưa? Đủ rồi thì đưa em về lại chỗ cũ ngay đi….” Cô gắt lên. Đưa tay mở cửa xe.
“Tại sao?” mắt vẫn không nhìn cô, bàn tay siết chặt lấy vô lăng anh hỏi cô một cách nặng nề, mệt mỏi.
“Em cần tiền….”
Tiền, tất cả chỉ vì đồng tiền thôi sao? Anh tức giận đưa tay lôi cô vào xe và nhấn ga lao đi.
Thoáng bàng hoàng nhìn anh, nhưng rồi cô nhanh chóng lấy lại vẻ mặt bất cần của mình.
Có gì đâu, khi bây giờ đã không còn đáng được yêu thương và tôn trọng.
Chiếc xe lao nhanh đến một khách sạn gần đó, anh lôi cô vào trong, nhận chìa khóa rồi lại kéo tay cô lôi lên phòng. Đẩy mạnh cô xuống giường, anh đưa tay đè cô xuống và hôn tới tấp vào môi cô. Nụ hôn mạnh bạo chứa đầy tức giận, đau khổ, không còn là những cữ chỉ âu yếm ngọt ngào như trước đây. Khi chiếc váy trượt xuống khỏi cơ thể, những vết bầm tím trên vai, ngực cô hiện lên rõ ràng dưới ánh đèn, anh ngừng lại. Cô bây giờ không còn là cô gái trong sáng chỉ thuộc về anh, cô bây giờ đã nhàu nhĩ cũ nát và héo úa đến mức đáng giận. Đẩy cô ra, anh đứng dậy nhặt chiếc áo sơ mi mặc vội vào người.
Trước khi quay đi, anh vung tay ném lên giường cho cô những tờ năm trăm ngàn mới tinh rồi bước vội ra khỏi phòng.
” Em cần tiền…. Chỉ cần tiền mà thôi….” Cô cười lên như điên dại, nhặt những đồng tiền anh vứt ra như nâng niu một thứ gì đó đáng quý nhưng rất tiếc là đã vỡ nát mất rồi.
Những ngày sau đó anh lao vào công việc.
Những ngày sau đó cô lại lao vào kiếm tiền.
Chỉ khi đêm về anh lặng lẽ ôm vào lòng khuôn mặt cô cách đây bốn năm, một khuôn mặt xinh đẹp, trong sạch. Chỉ khi đêm về, cô lại lê những bước chân nặng nề trên nền gạch bệnh viện, lặng lẽ ôm vào lòng hạnh phúc nhỏ nhoi của riêng cô bằng tấm thân nhơ nhuốc của mình. Và họ không gặp nhau, dù là vô tình hay cố ý.
***
Anh lái xe chậm rãi trên những con đường trước đây anh và cô cùng đi qua. Những kỉ niệm đẹp bỗng trở về nhưng không còn mang lại hơi ấm hạnh phúc, ngọt ngào mà dường như chỉ gợi lại những chua chát, đau thương. Thẩn thờ nhìn về phía bên kia đường, một cảnh tưởng đập vào mắt khiến anh khó chịu. Một người đàn bà to béo đang ra sức đánh chửi tới tấp vào mặt một cô gái trẻ. Một tay bà nắm tóc cô, tay kia ra sức kéo tay cô ra và tát mạnh vào mặt cô. Đúng. Cô gái đó chính là cô ấy, là người một thời anh yêu thương, ôm ấp. Những câu chửi rủa từ người đàn bà đó và từ những người xung quanh đập vào tai anh, nhức nhối.
” Con điếm, mày chết đi…. Dám bu bám theo chồng bà à…. Mày đúng là thứ cặn bã mà.”
” Cái thứ này không đáng để cứu….” “Cặn bã….”
” Sao chúng nó còn chường mặt ra ngoài xã hội nhỉ….”
“Chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh….”
….
Anh bật cười, cái giá cho đồng tiền em kiếm được chỉ như vậy thôi đấy. Em thấy không, đến anh còn thấy khinh em nữa là người khác. Cúi đầu bật chìa khóa, anh không còn muốn can thiệp vào cuộc đời cô nữa rồi. Một tiếng hét chói tai vang lên, kéo sự chú ý của anh trở lại nơi cô đang đứng…. Cô lấy sức đẩy người đàn bà đó ra, nhưng lại bất ngờ bị bà ta đẩy ngược lại một cái thật mạnh. Cô bị đẩy ra đường, một chiếc ô tô bất ngờ lao tới không thể tránh kịp đã tông vào cô. Cô nằm đó, máu cứ không ngừng chảy, ướt đẫm mặt đường. Đẩy cửa xe thật mạnh anh chạy tới chỗ cô, đưa đôi tay run rẩy nâng cô dậy.
Anh nhìn cô đau đớn, nỗi đau đè nặng lồng ngực khiến việc gọi tên cô cũng thật khó khăn.
Cô nhìn anh, ánh mắt mờ đục, đưa tay quờ quạng như muốn tìm một thứ gì đó.
” Giúp em…. ………. Túi……. Xách ……” cô thều thào nhìn anh van nài.
Nhặt chiếc túi xách đưa cho cô, cô run rẩy mở túi xách, nhưng sức cô yếu quá rồi, đến chiếc khóa kéo cũng không thể mở được. Gỡ tay cô ra, anh cúi đầu mở túi, bên trong không có gì cả, ngoài một cuốn sổ cũ kĩ và ố vàng, một tấm ảnh chụp một đứa bé trai ngộ nghĩnh đang cười toe toét. Ấn cuốn sổ vào tay anh, cô ôm lấy tấm ảnh rồi khẽ mỉm cười.
“Giúp ……………. Em ………….. cứu đứa….trẻ này….. được không?”
Không kịp nghe câu trả lời từ anh, mắt cô dần khép lại, đôi tay vẫn ôm chặt tấm ảnh vào lòng, môi mỉm cười. Nụ cười cuối cùng của một cuộc đời đầy nước mắt. Trời bắt đầu mưa nặng hạt và cô đã ra đi mãi mãi….
***
Nhiều khi anh cũng tự cảm thấy bản thân mình là một người lạnh lùng. Kể cả lúc nhìn thấy cô nằm trên vũng máu đỏ, đến lúc nhìn chiếc xe cứu thương chở xác cô đi tuyệt nhiên anh không rơi một giọt nước mắt. Ngồi lặng lẽ trong căn phòng quen thuộc của mình, chiếc áo sơ mi trắng anh mặc trên người vẫn loang lỗ những vệt máu của cô.
Đưa tay giở từng trang sổ, nét chữ nghiêng nghiêng quen thuộc, từng dòng, từng dòng, những tâm sự của cô chất chứa trong bốn năm hiện lêntrước mắt anh.
Ngày…. Tháng …. Năm…..
Hôm nay anh đi, em về lại căn nhà của chúng ta mà sao thấy trống vắng quá. Thật sự em không muốn như vậy chút nào, nhưng em vẫn sẽ đợi. Em hứa chắc đấy!
Ngày…. Tháng…. Năm….
Lâu lắm rồi không nghe được tin tức gì từ anh vậy mà lúc nghe được lại là tin anh lấy vợ. Em thật sự hoang mang lắm, không biết có nên tin hay không đây? Nhưng anh yên tâm, em đã hứa sẽ đợi thì nhất định em sẽ đợi….
Ngày…. Tháng…. Năm….
Hôm nay em thấy khó chịu trong người quá, đã mấy ngày nay không thể ăn được gì cả.
Em nhớ anh, nếu anh ở đây anh sẽ chạy ngược chạy xuôi mua thuốc và thức ăn cho em. Hạnh phúc chỉ như vậy thôi nhưng sao lại ngắn ngủi vậy hả anh?
Ngày…. Tháng…. Năm….
Em có thai rồi, đáng lẽ ra phải vui nhưng sao không thể cười nỗi,nước mắt cứ không ngừng tuôn ra. Có con, nhưng em như vậy làm sao nuôi được con đây, làm sao báo cho anh biết đây…. Em bổng tủi thân, tủi thay cho cả con của mình….
Ngày…. Tháng…. Năm….
Bụng em ngày càng lớn, em phải nghỉ học thôi, ước mơ của em chắc chỉ có thể được đến như vậy. Nhưng cũng thật may, có người nhận em vào làm tạp vụ tại một quán ăn, lại thêm một việc nữa để em có thể kiếm tiền mua cho con một chút đồ gì đó khi con ra đời.
Anh à, bao giờ anh sẽ trở về hả anh?
Ngày…. Tháng…. Năm….
Hôm nay tự nhiên lại ngã, nhìn máu chảy ra không ngừng em sợ lắm, em không muốn mất con đâu…. Đi khám thì tất cả vẫn ổn, không sao cả, em mừng đến phát khóc anh ạ,. Tối nay lại đau không chịu được, em vỗ nhẹ và thì thầm với con ‘thương mẹ thì đừng làm mẹ đau nữa nhé, làm xong việc này mẹ sẽ về cho con nghỉ ngơi mà’. Đúng là con của anh, ngoan lắm, em hết đau ngay lập tức. Có thể với em bây giờ là hạnh phúc.
Ngày…. Tháng…. Năm….
Con ra đời rồi anh ạ, trông đáng yêu lắm.
Nhìn con ngủ ngoan trong tay mình em lại thấy mắt cay cay, ước gì anh ở đây để bế con. Chỉ một lần thôi….
Ngày…. Tháng…. Năm….
Sinh nhật con tròn hai tuổi, nhưng ông trời lại tặng con mình món quà độc ác quá anh ạ. Nó đã không có bố, không được sống đầy đủ vậy mà giờ đây lại mắc bệnh ung thư máu. Phải làm sao hả anh? Em nhìn con mê man trong cơn sốt, nhìn những vết bầm tím trên người con mà không thể cầm lòng. Đến giờ phút này em không thể mạnh mẽ được nữa rồi….
Ngày…. Tháng…. Năm….
Xin lỗi anh, em không còn cách nào khác.
Tiền điều trị cho con cao quá, em không thể cầm cự được nữa rồi. Công việc hàng ngày của em không đủ đề chi cho những ngày con nằm viện. Em không muốn mất con, em muốn con được ăn ngon, được uống thuốc, em đành phải đánh mất chính mình thôi. Lần đầu làm thật không dễ, nhưng rồi sẽ quen thôi. Em quyết định sẽ không đợi anh nữa vì con cần em hơn. Xin lỗi!!!!
Ngày…. Tháng…. Năm…..
Cuối cùng anh cũng trở về, thật buồn cười khi giờ đây anh nhìn em như vậy. Thấy em khác quá nhiều so với tưởng tượng của anh đúng không? Anh nhìn em bằng ánh mắt gê tởm, đúng là con người em đã rách nát thật rồi. Anh vung tiền cho em để xem sĩ diện của em có còn hay không hả? Xin lỗi anh em không cần sĩ diện nữa rồi, em cần tiền. Tự nhiên em lại thấy vui, tối nay con lại được tiêm thuốc, ăn ngon và là lần đầu tiên con có quà sinh nhật từ bố. Chắc con cũng sẽ vui như em….
Ngày…. Tháng…. Năm….
Tủy của em không tương thích với con, nhưng em nghĩ anh sẽ thích hợp. Sáng mai em sẽ tìm anh, em sẽ cho con gặp anh…. Chờ em nhé….
Một giọt nước mắt nhỏ lên những trang giấy đã nhòe nhoẹt nước mắt của cô. Ôm cuốn nhật kí vào lòng anh khẽ khóc lên không thành tiếng.
***
Anh nhẹ nhàng khép cửa, đứa bé ngước đầu nhìn anh mỉm cười, mặc cho người y tá lấy đi một xi lanh đầy máu, nó vẫn không khóc lấy một tiếng chỉ khẽ nhíu mày. Khuôn mặt đứa trẻ nhìn kháu khỉnh, thông minh và giống anh như đúc. Đưa tay xoa đầu con anh cúi xuống hỏi nhỏ.
” Con có đau không?”
“Đau…. Nhưng con không khóc đâu, mẹ đã dặn là con trai thì không được khóc.” Đưa bàn tay nhỏ gầy guộc đầy dây nhợ nắm chặt lấy vạt áo của anh, đứa bé yếu ớt reo lên.
“Bố về rồi, từ giờ con không phải nhìn bố trong ảnh nữa rồi phải không?”
“Ừm, bố đã về.” Anh nhìn con âu yếm.
” Mẹ đâu rồi ạ?” Đứa trẻ lại thều thào hỏi.
Ôm con vào lòng, anh vỗ nhẹ vào lưng con.
“Mẹ mệt rồi, mẹ phải nghỉ ngơi con ạ. Từ giờ bố thay mẹ chăm sóc con được không?” Thằng bé ngọ nguậy gật đâu, những giọt nước mắt nóng hổi của bố lăn dài và ướt đẫm áo nó.
Anh ra đi để lại cho em chữ ‘đợi’ bây giờ em bỏ đi cũng chỉ để lại cho anh một chữ ‘đau’…
( Sưu tầm )

5 thói quen buổi sáng không khác gì ‘tự giết chết’ cơ thể bạn   .


Đại tiện dùng sức nhiều

Trong lâm sàng, đúng là có một số người bệnh do đại tiện mà bị xuất huyết não. Sáng dậy huyết áp thường rất cao, nếu đại tiện dùng sức nhiều, áp lực trong ổ bụng lớn, huyết áp có thể sẽ tăng rất nhanh, nếu tiểu động mạch trong não của người bệnh đã bị xơ vữa thì dùng sức nhiều có thể sẽ khiến cho tiểu động mạch bị vỡ mà chảy máu.
Khi bị táo bón hay đại tiện khó khăn, tuyệt đối không được rặn quá sức hoặc nín thở, hoặc vừa nín thở vừa rặn, hàng ngày chú ý ăn nhiều rau xanh và hoa quả giàu chất xơ như chuối tiêu, vấn đề này thực ra không cần thiết phải đi viện, chỉ cần sử dụng thuốc trị táo bón là được

Đứng dậy quá nhanh, quá mạnh

Khi ngủ, huyết áp tương đối thấp, khi vừa tỉnh dậy, huyết áp sẽ tăng lên rất nhanh, đặc biệt là những người bị huyết áp cao hay gặp biến cố về tim mạch vào thời điểm sáng sớm. Đứng dậy quá nhanh, quá mạnh có thể sẽ khiến cho huyết áp đột ngột tăng cao, làm cho mạch máu não bị vỡ, bệnh tình càng nghiêm trọng hơn. Cũng có một số trường hợp do bị xơ vữa động mạch nên mạch máu khó lưu thông, nếu thay đổi tư thế quá nhanh thì dễ xảy ra tình trạng tụt huyết áp, máu lên não chậm, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Khuyến nghị nên duy trì nguyên tắc “221”, tức là lúc vừa tỉnh dậy, mở mắt nằm im 2 phút, sau đó ngồi yên 2 phút rồi ngồi dịch ra mép giường khoảng 1 phút mới đứng dậy vận động.
uong_nuoc

Không thích uống nước

Lúc sáng sớm máu tương đối sánh, dễ hình thành cục máu gây nghẽn mạch. Sau khi ngủ dậy nên uống ngay một cốc nước ấm, như vậy có thể nhanh chóng làm loãng máu. Chỉ mất 10 phút là nước có thể hấp thụ qua dạ dày và ruột rồi đi vào máu, giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.

Bữa sáng ăn đồ quá mặn, nhiều dầu mỡ

Bánh quẩy, trứng rán,… đều là những món chứa nhiều dầu mỡ và có nhiệt lượng cao, không ít người bị huyết áp cao cũng đồng thời mắc cả chứng máu nhiễm mỡ, ăn đồ quá mặn, chứa nhiều dầu mỡ có thể làm cho chứng xơ vữa động mạch càng nghiêm trọng hơn. Bữa sáng có thể uống một cốc sữa hoặc ăn một bát cháo, cách ngày ăn một quả trứng luộc, đồng thời ăn kèm với rau xanh và hoa quả.
thuc_an_man

Tập thể dục buổi sáng

Vào mùa thu và mùa đông, nhiệt độ trong phòng và ngoài trời chênh lệch nhiều. Có những người 4, 5 giờ sáng đã ra ngoài tập thể dục, thời điểm này cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, khiến cho huyết áp buổi sáng vốn đã cao lại càng tăng nhanh hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu não.
Khuyến nghị mọi người nên bố trí thời gian tập thể dục vào khoảng 4 giờ chiều. Tập thể hình, tập Thái cực quyền, đi bộ nhanh,… đều là những môn tập luyện rất tốt cho sức khỏe. Tập luyện quá sức, tập bừa bãi cũng có thể gây ra vấn đề cho tim mạch.
Tạp Chí Sức Khỏe và Gia Đình

Monday, August 29, 2016


"Cái Giọng Sài Gòn"

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…

Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...

Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong

Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái đầu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...

Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.

Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.

Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” “xong dzồi”.

Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..

Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay...

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau.. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. “coi dzậy mà hổng phải dzậy”

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.

Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”

Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bà
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ

Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.

Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được....giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

Cách xưng hô của n
gười Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

Hải Phan



Saturday, August 27, 2016

Học người Thái cách làm thịt chiên nước mắm ngon mê ly ăn hoài không ngán   .


Nguyên liệu cần có cho cách làm thịt chiên nước mắm:
– Thịt ba chỉ: 1kg;
– Nước mắm: 45ml;
– Xì dầu: 15ml;
– Tiêu đen: 5g;
– Bột chiên giòn: 60g;
– Đường: 7g;
– Dầu ăn.
Các bước thực hiện cách làm thịt chiên nước mắm
Bước 1: Đầu tiên, các bạn cho thịt vào thố. Thêm nước mắm, xì dầu, tiêu đen, bột chiên giòn và đường vào.
thit-nuoc-mam1
Trộn thịt cùng với các gia vị trong thố
Bước 2: Trộn đều thịt với các gia vị. Ở một số công thức, người ta còn cho 1/2 quả trứng đánh đều vào cùng với thịt để lớp vỏ khi rán có màu vàng hơn.
Bước 3: Trong chảo sâu lòng, bạn đổ dầu vào đun cho nóng. Khi dầu nóng, ta thả thịt vào rán ngập dầu.
thit-nuoc-mam2
Cho thịt vào trong chảo sâu lòng
Bước 4: Bạn rán cho đến khi phần vỏ miếng thịt chuyển màu vàng nâu và giòn lại thế này nhé.
thit-nuoc-mam3
Thực hiện cách làm thịt chiên nước mắm
Bước 5: Lấy thịt ra, thấm cho ráo dầu rồi xắt thành miếng. Pha nước chấm Bạn có thể pha nước chấm theo công thức: 4-5 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa cà phê chanh, 1 củ hành tím, 1/2 thìa cà phê đường, một ít vừng trắng, một ít ngò xắt nhuyễn.
thit-nuoc-mam4

Tuesday, August 23, 2016

Cách làm bánh flan rau câu chi tiết nhất


Người cao tuổi... VS... Người già!

Người Cao Tuổi:

   Làm thế nào mà khi về hưu, ta chỉ trở thành “Cao Tuổi” thôi, trong khi người khác thì thành... Già”!

  Là bởi vì:   “Cao Tuổi khác với Già”!

* Trong khi người cao tuổi chơi thể thao, khám phá, đi chơi,làm vườn thì người già lại nghỉ ngơi!

   * Trong khi người cao tuổi có tình yêu để cho đi, thì người già lại tích lũy lòng ganh tỵ và oán hờn!

   * Trong khi người cao tuổi có những dự tính cho tương lai của mình, thì người già luôn nhớ quá khứ và trách móc !

   * Trong khi quyển nhật ký của người cao tuổi gồm toàn là những“ngày mai” , vẫn hy vọng một tương lai sáng láng và có ích, thì quyển nhật ký của người già chỉ chứa những “ngày hôm qua” và mỗi ngày không có gì thay đổi!!!

   * Trong khi người cao tuổi đón chờ những ngày sẽ tới trong háo hức khi nhìn ngắm bông hoa , để ý những con vật quanh mình và săn sóc thương yêu nó, thì người già đau khổ với những ngày ít ỏi còn lại của mình, lo lắng và buồn rầu, và không đoái hoài gì đến con sâu cái kiến xung quanh !!!

   * Trong khi người cao tuổi có những giấc chiêm bao rất đẹp và êm ái, mộng đưa họ vào những cảnh thần tiên mê ly, thì người già lại gặp những cơn ác mộng gây thêm nỗi sợ hãi !!!

    Không có cái chử GIÀ trong chúng ta đâu nhé!  Quẳng nó đi bạn ơi!

Chúng ta cao tuổi, có lẽ vậy! Nhưng chúng ta không muốn bị hũy hoại vì nghĩ mình già, bởi chúng ta có lắm thứ dạt-dào làm tim ta rung động trẻ trung mãi, lắm dự tính để thực hiện, lắm thứ chỉ sợ là làm không hết,  lắm thứ để chăm sóc!!!

   Người cao tuổi thích chia sẽ tình cảm nhỏ mọn của mình cho mọi vật xung quanh!!!

   Người cao tuổi luôn tưởng tượng rằng họ trẻ! Nên họ được trẻ mãi với thời gian !!!

   Họ sống nữa mộng và nữa thực... nữa giấc mộng vàng là cứu cánh cho sắc đẹp và sức khỏe để không bị hũy diệt !!! 

 Vì thế, người cao tuổi không phải là người già!
    Họ vẫn trẻ đẹp mãi với sắc-đẹp của người cao tuổi !!!

Theo Email
 

 
Nắng Chiều Công Viên  

Chiều mộng ngà say mây lướt nhanh
Công viên nắng đổ gío lay cành
Ríu rít chim quyên xào xạt lá
Liểu rủ buông mành nước trong xanh

Bước khẻ em đi không vướng chân
Đường yêu ngập lối chẳng ngại ngần
Bài thơ hòa hợp tâm thành ý
Anh với em kết lại một vần

Con đường hoa nhỏ, lá liêu xiêu
Là bóng thiên thanh nắng trở chiều
Sương thưa rớt thấm bờ vai lạnh
Ngập lòng anh nỗi nhớ thương yêu

Gió nhẹ thoảng hương tóc em bay
Ấp ủ lòng anh những đêm dài
Gối chiếc nữa đêm choàng giấc mộng
Nhẹ nhàng em đến giữa cơn say

Ai biết tình duyên tỏ nỗi niềm
Cho anh ngơ ngẩn vấn vương thêm
Trăm năm hò hẹn tình riêng ấy
Nữa kiếp tơ vương thoáng êm đềm

Sao Linh

3 thời điểm chỉ cần uống nước cũng có thể tự cứu sống chính mình





3 thời điểm chỉ cần uống nước cũng có thể tự cứu sống chính mình

Có 3 thời điểm quan trọng nhất, chỉ cần uống nước cũng có thể cứu được mạng sống. Người bệnh tim mạch rất cần phải ghi nhớ bí quyết này.

Bệnh tim được giới y học xem là căn bệnh nguy hiểm nhất và đáng sợ hơn cả ung thư, bởi thời gian không đủ để cho phép người bệnh nhận được sự can thiệp hay hỗ trợ y tế trong lúc nguy kịch nhất.Theo các chuyên gia y tế, có một cách đơn giản, tối thiểu nhất mà ai cũng cần biết đó chính là uống nước đúng thời điểm. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ liên quan đến tim mạch cần phải đặc biệt ghi nhớ điều này.
1. Uống một cốc nước vào sáng sớm sau khi ngủ dậy
Thời điểm này, uống một cốc nước có thể làm thay đổi tình trạng sức khỏe của cơ thể bạn. Buổi sáng là thời điểm huyết áp sinh lý tăng lên ở mức cao, hoạt động của các tiểu cầu gia tăng, dẫn đến dễ hình thành nên các cục máu đông.
Trong quá trình đó, những mảng mỡ tích tụ hàng ngày bám trong thành mạch máu cũng rơi ra.
Không những thế, sau một đêm ngủ dài, cơ thể bị mất nước, bài tiết qua nước tiểu, nước thoát qua da, qua đường hô hấp sẽ khiến cho lượng thủy phân trong cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng.
Khi đó, lượng máu có thể sẽ càng cô đặc thêm làm cho tỉ lệ nhớt máu tăng cao, hình thành hiện tượng máu đông vón cục.
Người bị bệnh tim mạch rất dễ gặp trạng thái nguy hiểm, vì thế, cốc nước này sẽ được xem là vị "cứu tinh" để làm mềm các huyết mạch, giúp bạn vượt qua cơn nhồi máu cơ tim một cách dễ dàng.
3 thời điểm chỉ cần uống nước cũng có thể tự cứu sống chính mình - Ảnh 1.
2. Uống một cốc nước trước khi đi ngủ 30 phút
Cũng giống như buổi sáng sớm, vào buổi đêm trong giấc ngủ, là thời điểm máu lưu thông chậm hơn, yếu hơn ban ngày. Do đó, nếu độ dính nhớt của huyết dịch tăng cao, chúng sẽ tích tụ lại bám vào thành mạch máu, đông cứng và vón cục nhiều hơn.
Để tránh sự mất an toàn trong khi ngủ, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cốc nước "thần kỳ" này sẽ giúp bạn làm loãng nhớt máu, giảm máu đông, ngăn ngừa máu vón cục, tạo thuận lợi cho mạch máu hoạt động ổn định.

3 thời điểm chỉ cần uống nước cũng có thể tự cứu sống chính mình - Ảnh 3.
*Theo News/Xinhua





Mối Tình Già



Cứ chiều ngày chủ nhật nào cũng vậy, khi mặt trời ngả về phương Tây, người ta thấy một ông già mái tóc bạc phơ phủ dài dưới gáy và chòm râu trắng như cước chẩy xuống tận ngực. Ông chậm rãi cất bước trên con đường đất nhỏ quanh khuôn viên ngôi chùa, hai bên lề có những khóm hoa đủ mầu sắc. Ông lơ đãng đưa mắt hết nhìn xung quanh, nhìn gần nhìn xa, rồi lại ngước mặt nhìn nền trời cao với những tảng mây trắng hơi ửng vàng bàng bạc xây thành chất lũy, từng khối, từng khối đầy đủ hình thù cảnh vật núi non, người, vật đủ loại, chập chùng mờ ảo quái dị như một thế giới nào đó khác với thế giới hiện tại. Ông lẩm bẩm:
- "Có thật có một thế giới nào khác ngoài thế giới này không bà nhỉ? Chẳng lẽ chết là hết? Cả ngàn năm nay người ta đã nói nhiều về cõi niết bàn, về chốn thiên đường. Bây giờ bà đang ở đâu, niết bàn, thiên đường hay chỉ là cõi hư vô? Rõ ràng mới đấy mà đã trở thành không rồi!".
Thoạt đầu người ta tưởng ông già nói chuyện với một người nào đó. Thực ra ông nói một mình hay chính xác hơn, ông nói chuyện với một cái bóng vô hình.
Ngôi chùa nhỏ lại tọa lạc tại một vùng ngoài xa thành phố nên rất êm ả yên vắng, vì khách thập phương ít lui tới.
Chùa có một sư bà tuổi đời trên dưới 80. Bà thứ hai vào khoảng 70 tuổi nhưng chỉ là tín nữ, vì bà chưa xuống tóc, đến chùa ở mới mấy năm nay. Cả hai đều mình hạc xương mai. Sư bà ít khi ra khỏi chùa, bà trụ tại đây đã trên 30 năm, suốt ngày đêm chỉ ngồi gõ mõ tụng kinh niệm Phật, khi rỗi rãi thì đọc sách hoặc ra sau vườn trồng hoa, trồng rau với bà tín nữ.
Ngoài hai người trên, chùa còn một sư cô tuổi 17, 18. Bà tín nữ tuy khoác trên người bộ đồ mầu xám nhạt nhưng trông dáng điệu vẫn còn vẻ sang cả. Bà để mớ tóc bạc trắng quấn tròn lại phía sau đầu và trùm tấm khăn mầu xám nhạt nên trông chẳng khác gì một sư nữ. Bà chỉ mới quy y chứ chưa xuống tóc, vì lòng bà (theo lời bà sám hối với sư bà trụ trì) còn vướng chút bụi trần.
Từ ngày chồng mất, mãn tang, giã từ con cháu bà lên chùa này nương tựa cửa Phật cho tới nay cũng đã mấy năm. Sau những giờ tụng niệm đọc kinh, mỗi buổi chiều bà thường thiền hành quanh khuôn viên chùa dăm chục phút. Cả ba người tuy sống trong cùng ngôi chùa nhưng ít khi họ chuyện trò tâm sự, nhất là chuyện riêng tư quá khứ.
Sư cô người trắng trẻo hồng hào, phải nói là khá xinh đẹp, đang sắp thi vào đại học, theo cha mẹ lên chùa ngày Phật đản, không hiểu sao cô bất thần xin phép cha mẹ, xin phép sư bà ở lại tu luôn, mặc cho sự ngăn cản của cha mẹ.
Còn sư bà và bà tín nữ là cả một sự bí ẩn. Không ai biết gốc tích dĩ vãng của họ. Hơn nữa, từ khi di tản sang đây, người ta mải lo làm giầu nhiều hơn là quan tâm tới những chuyện khác, nhất là chuyện tu hành của mấy người đàn bà không tên tuổi, ít được người đời biết tới.
Ngoài ra, vì ngôi chùa này nhỏ lại tọa lạc nơi vắng vẻ chốn rừng sâu nên các Phật tử ít lai vãng chiêm bái. Thời buổi này, nhất là sống ở xứ sở có nhiều cơ hội làm giầu, người ta tới lễ Phật thì ít mà muốn khoe của, khoe sự giầu sang phú quý thì nhiều nên những ngày lễ Phật, những ngôi chùa lớn danh tiếng, Phật tử đến đông như hội chợ...
Người con trai sau khi ngừng xe lại trước con đường nhỏ dẫn vào chùa, bước ra khỏi xe, mở cửa xe cho ông già bước ra, lễ phép nói:
- "Thưa ba, chiều nay con vẫn tới đón như giờ giấc mọi lần?".
Ông già cười nhẹ, đáp:
- "Vẫn vậy thôi".
Ông già nhìn theo anh con trai phóng xe đi khuất mới thong thả cất bước về phía chùa. Cũng một buổi chiều như chiều nay nhưng cách đây đã bốn năm, ông được người bạn rủ tới chùa này ngoạn cảnh. Theo sự mô tả của ông bạn, cảnh giới ngôi chùa chẳng khác gì cảnh giới những ngôi chùa trong nước của những nhà tu hành chân chính thủa xa xưa trong rừng thẳm núi cao. Chùa u nhã tĩnh mịch, tuy nhỏ nhưng nằm trên khu đất khá rộng, vây quanh là những hàng cây cổ thụ cành lá xum xuê có từ trăm năm, tạo cho người ta cảm giác khác hẳn với thế giới bên ngoài, tâm thần lâng lâng như lạc vào nơi miền cực lạc cõi trần gian. Con người như bay bổng lên tầng cao tinh khiết siêu thoát, không vướng chút bụi đời.
Nghe bùi tai hấp dẫn, thế là hai ông bạn già - năm đó cũng đều trên dưới bẩy chục tuổi nhưng còn tương đối khỏe mạnh - cùng nhau lái xe tới vãn cảnh chùa.
Quả đúng như lời ông bạn nói - ông Thụy - tên ông già, cảnh vật cũng như đa số những ngôi chùa khác nhưng vô cùng u nhã thanh tịnh. Không gian thoang thoảng hương thiền. Ông Thụy thấy tâm hồn mình nhẹ lâng lâng sau những ngày tháng ưu tư buồn phiền mệt mỏi sống nơi đất nước người. Ông thực tâm chẳng muốn rời xa quê hương đất nước chút nào nhưng thời thế bắt buộc, nhất là các con ông, sau những năm tù đầy về, bọn nó nhất định rời bỏ quê hương sang đây sống một cuộc đời mới.
Ông Thụy già rồi chẳng còn tham vọng gì nên lúc nào cũng có cảm tưởng mình sống thừa với những ngày tháng vô vị. Con cháu ông, chúng có đời sống của chúng. Và chúng còn mải mê học hành, mải mê theo đuổi công danh sự nghiệp hoặc mải mê vui chơi. Ông chỉ còn nguồn yêu thương an ủi duy nhất là bà vợ. Nhưng ít lâu nay bà bỗng thay tính đổi nết, trở nên con người khác. Từ lúc trở thành vợ ông, bà đã phong thanh biết chuyện ông có một mối tình đầu sâu đậm khó quên, dù năm tháng trôi qua. Bà biết ông không yêu bà. Ông lấy bà vì bổn phận - cũng như bà - vì gia đình ép buộc, nên khi về già tình vợ chồng cũng trở nên nhạt nhẽo. Tuy nhiên lúc nào bà cũng vẫn đóng trọn vẹn vai trò làm vợ, làm mẹ và làm bà. Và đối xử với ông vẫn nói năng nhẹ nhàng, lễ độ trong khuôn phép con nhà gia giáo.
Nhưng lẽ sống của bà bây giờ chính là nhà thờ. Sáng đi lễ. Chiều đi lễ. Buổi tối ngồi trong phòng tụng kinh trước ảnh Chúa. Vì vậy ông càng thấy mình bơ vơ lạc lõng và rất cô đơn trong cái tuổi già nơi xứ người nên ông luôn nghĩ tới người yêu thuở đầu đời, không biết giờ này trôi dạt nơi đâu, có còn trên cõi thế? Tuy hơn nửa thế kỷ trôi qua ông vẫn không thể nào quên "nàng" được. Ông tìm đến bạn bè kiếm nguồn an ủi nhưng họ cũng có cuộc sống riêng tư của họ. Chỉ khi nào rảnh rỗi như hôm nay họ mới lái xe cho ông "đi chơi xa".
Trong khi ông bạn đang chiêm ngưỡng pho tượng Phật bà Quan Âm trước sân chùa, ông Thụy thơ thẩn dạo bước trên con đường đất nhỏ giữa những khóm hoa nhỏ thì thấy một người nhẹ nhàng đi tới. Ông đứng nép vào bên đường nhường bước. Đó là một sư bà. Bỗng ông giật thót mình, lấy tay chùi kính mắt một lần rồi lần nữa, vì mắt ông bỗng hoa lên, mờ đi. Chẳng lẽ thị giác về già đánh lừa ông. Dù mấy chục năm trôi qua không gặp lại, ông vẫn quên làm sao được khuôn mặt, dáng dấp "người ấy", cho dù thời gian đã làm thay đổi nhiều. Nhưng trực giác của ông…Không kìm lòng được nữa, ông thảng thốt kêu lên:
- "Ô, Liên!".
Bà nghe tiếng kêu cũng giật thót mình ngừng bước, mở lớn đôi mắt nhìn. Từ lâu lắm rồi, nhất là ở nơi chùa chiền hoang vắng này có ai biết tên bà và gọi đúng tên bà thời con gái? Nhưng chỉ mấy phút sau, khi nhận ra tiếng nói (đã ngấm sâu trong tiềm thức bà) và khuôn mặt con người vừa thốt tiếng kêu, bà cũng thảng thốt không kém, với giọng xúc động, hơi run run, tay trái đặt lên ngực:
- "Mô Phật! Thì ra là... ông!"
Dứt lời bà quay mặt sang phía khác, có lẽ để tránh cái nhìn của ông. Ông Thụy nói nhanh như sợ người đối diện bỏ đi:
- "Vâng, tôi đây, Thụy đây. Anh đây. Em, em... bà..."
- "Mô Phật, xin ông đừng gọi tôi tiếng em nữa".
- "Vâng vâng, bà, bà...".
Ông Thụy ấp úng nghẹn lời không nói thêm được. Ông muốn ôm chầm lấy bà siết chặt trong vòng tay. Mấy chục năm trời nay, ai ngờ Chúa Phật run rủi, ông gặp lại bà mà lại gặp trong cảnh ngộ éo le như thế này. Mắt ông như mờ đi và hình như ông thấy bà cũng cố che dấu hai giọt nước mắt sắp lăn xuống má. Ông biết mấy chục năm qua ông chưa quên được bà và bà cũng vậy. Nhưng sao giờ này sống trên đất Mỹ bà lại đổi đời đi tu. Ông thắc mắc. Nhất định phải có nguyên do. Hai người cứ lúng túng và đứng trơ ra. May có người đi tới. Đó là ông bạn đồng hành lái xe. Ông Thụy vội nói, nhỏ nhưng cũng đủ để bà nghe kịp:
- "Tuần tới tôi sẽ lên".
Ông Thụy không thấy bà gật hay lắc đầu. Ngồi trên xe và xe phóng đi lâu rồi, mặt ông Thụy vẫn thừ ra đờ đẫn buồn hiu.
- "Ông tương tư sư bà đấy à?".
Ông bạn lái xe nói đùa. Ông Thụy lắc đầu:
- "Không phải tương tư mà là gặp lại người xưa và dĩ vãng đang bừng sống lại trong tôi. Tôi bị "sốc", "sốc" nặng! "
- Thế đúng là Lan và Điệp thời nay rồi. Liệu sư bà có cắt đứt giây chuông?".
Ông Thụy nói như than:
- "Chưa biết được ông ơi, nhưng nhất định đêm nay tôi mất ngủ".
- "Coi chừng cơn tam bành của Hoạn thư ở nhà đấy, ông bạn già!".
- "Bà ấy già rồi còn ghen tuông gì nữa, hơn nữa lại là chuyện ngày xưa".
Người bạn lái xe cười cười nói:
"Ông lầm rồi. Mấy mụ ấy chỉ khi nào hết thở thì may ra mới hết máu ghen".
Dứt lời ông đưa tay nhấn nút CD. Một bài hát vang lên. Éo le làm sao trong bài hát lại có câu, cô ca sĩ hát như rên rỉ: "tình ngỡ đã quên đi... nhưng tình bỗng lại về...".
Chiều chủ nhật tuần sau, ông Thụy bắt người con trai lớn lái xe đưa lên chủa. Trong lúc đi đường ông kể hết chuyện tình của mình với bà sư thuở thiếu thời. Người con trai đã ngoài 50 tuổi, có học, trước là sĩ quan cấp tá và là người hiểu biết việc đời và rất cảm thông trường hợp của ông bố.
Khi xe ngừng ở lối vào chùa, ông Thụy thoáng nhìn thấy bà đứng bên vệ đường sau hàng cây nhìn về phía ông như có ý trông chờ. Ông quay lại dặn con giờ giấc tới đón. Khi quay lại không thấy bóng bà đâu nữa. Ông bước vào chùa. Sư bà trụ trì trên điện Phật bước ra niềm nở chào đón khách. Ông Thụy còn lòng dạ nào chuyện trò xã giao. Ông đi thẳng ngay vào "vấn đề":
- "Thưa, xin lỗi sư bà, tôi muốn gặp bà Liên".
Vì ông không biết pháp danh của bà nên cứ gọi theo tên ngoài đời. Sư bà không hề hỏi lý do, gọi ngay sư cô đi tìm "bà Liên". Ông Thụy được dẫn vào phòng khách gặp bà. Bà cúi đầu không nhìn ông khi ông bước vào. Hai người ngập ngừng đến mấy phút, ông Thụy mới lên tiếng:
- "Bà vẫn khỏe? Tôi thật không hiểu...".
Câu nói ngừng lại ở đây. Bà nói, dọng nhẹ nhàng:
- "Tôi ở chùa này đã bốn năm rồi nhưng chỉ mới quy y chứ chưa xuống tóc".
- "À ra vậy! Thế có nghĩa là… bà vẫn chưa muốn dứt nợ trần?".
Ông Thụy hấp tấp hỏi. Bà thở dài:
- "Cũng vì chút lòng trần chưa dứt nên chưa thể xuống tóc".
- "Có phải tại...".
Ông Thụy muốn nói có phải tại chồng con. Nhưng ông kịp thời ngưng. Bà nói liền một hơi, dọng nghe có vẻ trách móc:
- "Tại ông... ông hiểu không? Tôi chưa xuống tóc là muốn gặp lại ông một lần chót trong đời. Mấy chục năm rồi tin ông biền biệt. Nhưng tôi vẫn tin là sẽ có ngày gặp lại ông trước khi về cõi khác. Tôi đã nguyện trước đức Phật, nếu trong 5 năm không gặp lại ông tôi sẽ xuống tóc. Xuống tóc đúng vào cái ngày ông… hôn tôi lần đầu. Hơn 4 năm đã trôi qua nhưng linh tính báo cho biết tôi sẽ gặp lại ông. Tạ ơn đức Phật từ bi run rủi, hôm nay...".
Ông Thụy muốn chồm lên ôm bà vào lòng nói lời an ủi cũng như âu yếm. Nhưng nhìn nét mặt bà với chiếc khăn mầu xám nhạt chùm trên đầu, ông bỗng khựng lại. Có một cái gì vô hình đã ngăn cản ý định của ông. Ông thở dài đăm đăm nhìn hai bàn tay mình xoa xoa trên mặt bàn gỗ mầu nâu đen. Bà biết ý định của ông nhưng vờ như không biết. Bà nói, dọng vẫn nhỏ nhẹ trong trẻo ngọt ngào ấm áp - khi xưa ông mê mẩn vì dọng nói này:
- "Ông nên nhớ đây là chốn thiền môn và tôi là con cái của Phật. Ông là người ngoài đạo nên tôi tin đức Phật tha thứ cho ông".
Có tiếng gõ nhẹ vào cửa phòng. Người con trai ông Thụy bước vào cúi đàu chào bà rồi nói với bố:
- "Thưa ba, trời sắp tối và sương mù đang buông xuống".
Ông Thụy đứng lên định cầm tay bà nhưng lại ngưng. Sau một tiếng thở dài, ông nói khẽ:
- "Thôi tôi về Liên nhé, hẹn gặp".
Bà không nói gì lặng lẽ tiễn ông ra ngoài đường, chỗ xe hơi đậu. Thế là từ đó chiều chủ nhật nào ông Thụy cũng bắt người con trai trưởng đưa ông lên chùa. Ông không muốn nhờ người khác vì e ngại chuyện lộ ra ngoài. Ông nói với bà vợ là tới nhà người bạn xoa mà chược. Bà yên tâm vì có người con trai lớn đi kèm.
Chiều chủ nhật nào cũng vậy, cứ tới khoảng 4, 5 giờ chiều là bà lắng tai nghe ngóng tiếng động cơ xe hơi vọng tới. Rồi hai ông bà già sóng bước bên nhau đi trên con đuờng đất nhỏ quanh khuôn viên chùa. Họ chuyện trò. Họ tâm sự chuyện ngày xưa và chuyện ngày nay. Ông kể cho bà nghe gia cảnh của mình. Bà cũng vậy. Họ mải mê nói quên cả thời gian trôi và đã cuốc bộ biết bao cây số không thấy mệt mỏi, nhất là với đôi chân già yếu. Ông cho biết sau khi lập gia đình có bốn người con: hai trai hai gái. Hai trai sống với vợ con trên đất Mỹ. Còn hai gái sống tại Saigon. Ông có đến 7, 8 đứa cháu nội ngoại. Vợ chồng ông hiện sống trong nhà người con trai lớn.
Còn bà thì kể sau hơn hai mươi năm lập gia đình chỉ có hai người con: một trai một gái đều sống trên đất Mỹ với bầy con. Chồng bà mất trước năm 1975 trong trận đánh Hạ Lào. Sang Mỹ sống vài năm, bà quyết định đi tu, mặc cho con cái ngăn cản. Bà chưa chịu "xuống tóc" ngay vì còn "một chút vướng víu". Chút "vướng víu" đó là ông. Ông nghe bà nói thế, nhìn quanh thấy vắng bóng người, ông cầm tay bà siết chặt đến nỗi bà phải kêu lên. Câu chuyện riêng tư của đôi bạn già không thoát khỏi cặp mắt của sư bà. Mỗi lần sư bà thấy hai người đi bên nhau mải mê chuyện trò lại lẩm bẩm: "Thiện tai! Thiện tai!".
Bây giờ đúng là họ quên tuổi già để sống lại tuổi đôi mươi. Bao nhiêu kỷ niệm xưa cũ thời trai trẻ lãng mạn, họ nói ra cho nhau nghe hết. Dù là những kỷ niệm nhỏ nhặt trong đời sống học trò.
Vào khoảng năm 1919, 1920 của thế kỷ trước, hai gia đình ở cùng một khu phố giữa thủ đô Hà nội. Nhà ông đầu phố, nhà bà cuối phố. Phố Hà Nội thường nhỏ, ngắn. Lúc ấy họ chẳng thèm để ý gì đến nhau vì họ còn quá nhỏ. Nhà bà theo đạo Phật, làm nghề buôn bán, nổi tiếng giầu có. Nhà ông, theo đạo Công giáo, bố ông làm công chức cao cấp, gia đình có một đời sống khá giả. Khi ông lên trung học mới để ý tới "con bé cuối phố" xinh đẹp ngoan ngoãn. Họ yêu nhau tha thiết lúc nào không biết. Khi ông lấy xong bằng Thành Chung, bà mẹ ông ngỏ ý muốn ông lấy vợ "để sớm có cháu nội nối dõi tông đường". Thế là ông đưa "thỉnh nguyện" ngay, đó là cô gái cuối phố. Ông không ngờ gặp phản ứng liền của cả cha lẫn mẹ. Họ bác bỏ một cách thẳng thừng và hơi tàn nhẫn:
- "Ồ, không được. Gia đình nó ngoại đạo!".
Nhất định là không được, mặc cho ông hết lời năn nỉ và ca ngợi những đức tính quý báu của cô nàng. Bà mẹ ông có vẻ thông cảm với cậu con trai nên ra điều kiện:
- "Nếu nó chịu rửa tội theo đạo thì mẹ bằng lòng".
Đêm đó ông chưa bao giờ tỏ ra bất lực, chán đời, chán cả sự học hành và đau khổ tận cùng. Còn về phía bà. Khi hay tin con gái có "bạn trai" là ông, bà mẹ gọi cô con gái vào phòng riêng và nghiêm mặt nói: "Từ nay tôi cấm cô không được giao thiệp thân mật với "thằng ấy". Bà cãi:
- "Anh ấy đàng hoàng đứng đắn, con nhà tử tế".
Bà mẹ dằn dọng:
- "Tôi đã bảo cấm là cấm, cô hiểu chưa? Bố cô mà biết chuyện này cứ gọi là cô nhừ đòn".
Bà vẫn không chịu thua:
- "Nhưng anh ấy có làm gì nên tội đâu mà bố mẹ ghét thế?".
Bà mẹ nói như rít:
- "Tội gì à? Nhà nó theo đạo Công giáo, còn nhà mình theo đạo Phật. Nếu nó bằng lòng bỏ đạo nó theo đạo mình thì tôi cho cô cậu lấy nhau".
Bà cũng thức trắng đêm đó như ông và khóc hết nước mắt. Bà đau khổ đến muốn tự tử.
Hai, ba năm sau bà lấy chồng, ông lấy vợ theo sự lựa chọn, quyết định của cha mẹ. Họ xa nhau từ đấy mặc dù trong lòng tình yêu, nhất là tình yêu thuở ban đầu vẫn nở rộ, vẫn tha thiết. Một khi tình yêu càng bị ngăn cản, càng bị cấm triệt thì càng âm ỉ phát triển mạnh. Nhưng vào thời đó, vì lễ giáo, vì gia phong, vì giòng họ, vì xã hội, vì dư luận đôi bạn trẻ đành bất lực, chấp nhận hy sinh chia tay bởi sự kỳ thị vô lý!
Mỗi lần ông đi thăm bà về, bà đều gói một bọc lớn đủ thứ trái cây để ông đem về cho "chị nhà" và các cháu. Bà bảo: "Đây là lộc Phật". Ông đem về nhà nói dối vợ là vợ bạn cho "cây nhà lá vườn". Nhưng sau đó bà vợ cũng biết và ra lệnh cấm con cháu không được ăn.
Ông không biết giải quyết sao đành nhờ người con trai "cố vấn". Và cả hai đồng ý đem những trái cây này đến cho đám con của người con trai thứ hai "hưởng lộc" dùm. Còn ông, mỗi lần lên thăm bà, ông bắt con trai lái xe tới tiệm bán hoa mua tặng bà một chậu lan. Từ trẻ bà vốn thích loại hoa trưởng giả quý phái này. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, hết mùa đông lại tới mùa xuân, không chủ nhật nào ông không đi thăm bà và hai người tiếp tục sóng đôi cất bước chuyện trò tâm sự tới khi măt trời khuất sau rặng núi.
Bà vợ ông, sau những tháng ngày ngấm ngầm chịu đựng hết nổi, bà làm dữ. Bà cấm người con trưởng chở ông già đi thăm "con mụ dở hơi".
Thế là ông phải nhờ cậy vào người con trai thứ nhưng là "đánh du kích", chứ không đều đặn đúng hạn kỳ như trước nữa. Có khi cả tháng ông mới đi thăm bà được một lần. Ông không nói nhưng bà hiểu. Bà thông cảm hoàn cảnh ông. Nhưng bà cũng không muốn "cắt đứt giây chuông".
Thế rồi ông bị đưa vào bệnh viện ghép động mạch vành tim bị tắc nghẽn, vì tuổi già sức yếu nên mất cả mấy tháng trời mới lại sức. Khỏe một chút, ông kiếm cách đi thăm bà ngay.
Nhưng lần này... Người đón ông không phải là bà mà là sư cô. Sư cô nét mặt hơi buồn báo ông biết: bà nhập bệnh viện cả tháng rồi vì chứng sưng màng não và phổi có nước. Ông nghe choáng váng sây sẩm mặt mày muốn ngã qụy. Còn sư cô quầy quả bước vào trong Chùa và miệng luôn lẩm bẩm: "Thiện tai! Thiện tai!"
Khi ông tới bệnh viện thì bà đã trong tình trạng hôn mê. Cạnh bà có vợ chồng người con trai của bà. Hình như trong khi nằm bệnh, lúc tỉnh táo, bà đã nói cho con bà biết chuyện của hai người và bà ước muốn được nhìn thấy ông trong giây phút chót, vì vậy khi thấy ông đến, họ nhìn ông với cái nhìn trìu mến đầy thông cảm. Có một lúc bà tỉnh lại mở mắt nhìn. Thấy ông mắt bà như sáng hẳn lên. Ông đua tay tìm tay bà. Bà đưa tay tìm tay ông và nắm chặt bàn tay ông như không muốn rời. Rồi miệng bà mấp máy. Ông ghé sát tai nghe. Bà chỉ thều thào được tiếng "anh" rồi bàn tay bà từ từ buông bàn tay ông ra. Bà đã nhẹ nhàng về bên kia thế giới, mà ông nghĩ có lẽ là cõi niết bàn.
Sau khi bà mất, ông vẫn tiếp tục lên chủa. Mỗi lần lên ông mang theo một chậu lan nhỏ. Lâu dần nhiều hoa quá, sư bà bảo sư cô làm một dàn gỗ để treo những chậu lan trước phòng của bà tín nữ Diệu Liên (pháp danh của bà). Ông cứ việc móc chậu lan lên dàn, có đến mấy chục chậu. Khi lên tới chùa, việc trước tiên ông làm là đến trước cửa phòng (cũ) của bà lầm bầm như nói điều gì với bà, xong, ông mới làm công việc tưới những chậu lan. Rồi sau đó, ông (rủ bà) đi dạo con đường đất quanh khuôn viên chùa và chuyện trò với nhau y như khi bà còn sống. Duy có điều bây giờ chỉ có mình ông nói. Cũng từ ngày bà mất, ông không cạo râu cắt tóc nữa, lâu ngày tóc phủ xuống cả cổ và râu dài tới ngực. Tất cả đều bạc phơ.
"Ồ, tôi nghĩ bà cũng như tôi thôi, làm sao quên cái ngày ấy được. Lúc tôi đón bà ở cổng trường ấy mà, đưa bà về gần tới nhà, tôi đã thu hết can đảm cầm lấy bàn tay phải bà.Tôi còn nhớ rõ là bàn tay phải bà, đúng không? Mất bao ngày đêm đắn đo suy nghĩ mãi tôi mới dám liều đấy. Tôi nhớ ngón tay trỏ của bà còn dính chút mực tím. Tôi thấy bàn tay bà run rẩy rút vội ra và nhìn trước sau sợ có người trông thấy. Rồi bà bước mau như muốn chạy trốn. Tôi cứ đứng ngây người nhìn theo bà và sợ bà giận. Đêm đó tôi thao thức mãi, vừa lo âu vừa sung sướng. Bàn tay bà mềm mại thơm tho quá. Hôm sau tôi đến cổng trường bà sớm hơn mọi ngày và hồi hộp chờ đợi. Sao mà lúc đó thời giờ trôi chậm thế. Khi bà cắp cặp đi ra. Nhìn thấy tôi bà làm bộ như không thấy. Tôi tưởng bà giận thật, lẽo đẽo theo sau năn nỉ và cả xin lỗi nữa. Bà nói khẽ, mắt vẫn nhìn thẳng: "Cấm không được làm như hôm qua nữa đấy! Coi chừng bọn bạn. Hình như chúng nó đã sinh nghi, theo dõi". Thì ra bà không giận tôi, vì tôi ngu đần nên tưởng thế. Sau này bà mới thổ lộ là cũng rất hồi hộp xúc động khi bàn tay tôi nắm bàn tay bà. Chao ôi, lần đầu tiên trong đời cầm tay người con gái, tâm hồn tôi bay bổng trên trời xanh, cảm tưởng mình là kẻ sung sướng nhất trần gian. Chắc bà khi đó cũng có cùng ý nghĩ như tôi, có phải vậy không? Tôi đoán đúng mà. Hà hà… À, mà sau đó, hình như đến mấy tháng thì phải, không chịu nổi nữa tôi đánh bài liều. Đi đến nơi góc phố, nhìn quanh không thấy bóng người, tôi ôm vội lấy bà và hôn nhẹ lên má bà một cái. Trời ơi, thiên đường niết bàn là đây chứ còn phải tìm ở đâu nữa! Tôi không hiểu sao lúc đó bà lại đứng im cho tôi làm cái việc đó. Kìa, bà nói đi. Cái má bà trắng hồng và… thơm thơm quá chừng! Sao, khi đó bà ngượng cứng người à?". Ông Thụy nói một hồi dài có vẻ mệt và mắt vẫn nhìn sang bên, hệt như ngày bà còn sống đang cất bước bên ông. Rồi ông ngồi bệt xuống bên vệ đường và... thở. Lát sau, chừng như đỡ mệt ông đứng lên nói: "Ta đi tiếp chứ, bà. Mặt trời còn cao mà!". Và ông lại tiếp tục nói tới những kỷ niệm xa xưa. Thỉnh thoảng ông quay sang trái hay sang phải, có khi ngừng bước như chờ bà, hỏi: "Có phải thế không bà? Bây giờ tôi vẫn nhớ như in, như mới xẩy ra ngày hôm qua...". Ngưng chút ông nói tiếp: "Thế rồi bà biết không? Hôm người ta tới nhà bà rước dâu ấy mà, tôi đứng mãi tận đằng xa nhìn. Bà mặc cái áo gấm dài mầu đỏ, khăn đỏ đội trên đầu… Tim tôi muốn vỡ ra từng mảnh. Sau này nghe người ta kể lại khi bước lên xe hoa bà đã khóc. Tôi không hiểu ý nghĩa những giọt nước mắt này, vì các cụ ta thường nói "khốc như thiếu nữ vu quy". Vậy đó là những giọt nước mắt sung sướng hay đau khổ?".
Ông lại ngừng nói và vô tình ngước nhìn lên bầu trời mùa đông về chiều và như trực nhớ ra không có bà ở bên liền kêu lên thảng thốt:
- "Ô, bây giờ bà đang ở đâu? Có phải bà đang ngự trên chín tầng thức mây thăm thẳm kia và ngó xuống nhìn tôi tủm tỉm cười? Bà dứt hết nợ trần thật rồi sao? Bà để lại tôi một mình cất bước trên con đường này sao? Bà Liên! Bà Liên!".
Ông nói to như hét. Con trai ông hoảng hốt chạy tới dìu ông ra xe.
Thanh Thương Hoàng