Thursday, July 30, 2015


** KHOẢNH KHẮC THIÊNG LIÊNG CỦA VỢ CON ! **

Tự tay lưu lại khoảnh khắc thiêng liêng của chính vợ và con trai mình, bộ ảnh của ông bố mới lên chức Trần Cường đang gây sốt trên mạng xã hội.
Chủ nhân của bộ ảnh là anh Trần Cường - một nhiếp ảnh gia có tiếng ở Nha Trang. Chia sẻ về ý tưởng khi thực hiện bộ ảnh gây bão này, ông bố trẻ bật mí: Do quá ấn tượng với bộ ảnh ngực trần cho con bú nổi tiếng thế giới của nhiếp ảnh gia người Nga Elena Karneeva nên mới quyết định thực hiện một bộ ảnh tương tự để lưu giữ những khoảnh khắc không thể nào quên của chính vợ và con trai mình.
Bộ hình mới được anh Trần Cường đăng tải trên facebook cá nhân, ngay lập tức đã thu hút sự chú ý, quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng mạng. Phần đông ý kiến khen ngợi và bày tỏ sự "ghen tỵ" với chủ nhân của bộ ảnh vì đã có một gia đình thật tuyệt vời.
Được biết, anh Trần Cường (sinh năm 1988) và vợ là chị Huyền Trang (sinh năm 1989) yêu nhau đã được gần 7 năm mới tiến tới hôn nhân. Hơn một năm sau khi kết hôn họ đã có bé Bảo Nam (hiện được 15 tháng tuổi).
Anh Cường chia sẻ: "Tôi được biết đến bộ ảnh này là của một nhiếp ảnh người Nga mà bản thân rất hâm mộ. Tôi thích bộ ảnh đó từ lúc vợ mang bầu, ấp ủ đợi con lớn rồi sẽ thực hiện lại, để làm kỉ niệm. Tôi thấy bộ ảnh toát lên sự thiêng liêng tình mẫu tử, nuôi con từ bầu sữa ngọt ngào. Bản thân tôi là nhiếp ảnh gia nên tôi rất thích chụp để thỏa đam mê, mà chụp cho vợ mình, con mình thì lại càng tuyệt vời"

https://www.facebook.com/thai.q.dang
.
Cùng ngắm bộ ảnh ý nghĩa này :

Wednesday, July 29, 2015

   Forget Me Not      


Aó em xanh nhạt mây trời
Yêu ai xin giữ một đời thủy chung
Mây kia dù có phiêu bồng
Đừng quên em nhé, một lòng nha anh !

Sao Linh



   Cho Em Được   .

Cho em được nhìn anh thật kỹ
Gương mặt nầy em mãi nhớ thương
Để mai sau nêu có đội đường
Chân dung đó còn trong tâm tưởng

Cho em được ôm anh thật chặt
Để mặn nồng vị ngọt tình yêu
Gối tay anh em nói thật nhiều
Giây phút ngắn nhưng mình nhớ mãi

Cho em được cùng anh đi dạo
Dưới đêm trời huyền hoặc trăng sao
Là ước mơ em tự thuở nào
Cùng sánh bước bên người yêu dấu

Cho em được níu thời gian lại
Để bên nhau mãi mãi không rời
Nụ hôn đầu còn đọng chơi vơi
Quên hiện thực lòng không hối tiếc

Sao Linh

***********

Cho anh được

Cho anh được..giữ trong tay thật kỹ
Trái tim em cùng nhịp đập nhớ thương
Và cầu nguyện mình đi trọn nẻo đường
Chân tình đó sẽ không là ảo tưởng

Cho anh được ôm em thật chặt
Nhìn sâu vào ánh mắt thương yêu
Để hiểu em đã dâng hiến thật nhiều
Khung trời này xin có nhau mãi mãi

Cho anh được hát nhạc tình khúc dạo
Để mở lòng cho em hiểu vì sao
Là tình yêu bất tận đến dường nào
Đang say đang khát, hỡi em yêu dấu

Cho anh được giữ đêm ở lại
Giữ ngày ấm êm mà chẳng nỡ rời
Trong vòng tay em, anh chợt chơi vơi
Chỉ cần có em, chẳng một lần hối tiếc...

Tina
   Nắng ấm ...

Nhớ Cali..với nắng vàng rực rỡ
Một nơi mà năm tháng trải qua đời
Một nơi có bạn bè, đưa đón, cuộc vui
Garden Grove nhộn nhịp..cùng nhau hội ngộ...

Chao ơi, nhung nhớ Sacto năm đó
Cùng đi chơi trên Lake Tahoe
Mùa thu lá vàng tuyệt đẹp như mơ
Bạn bè đàn ca cả đêm không ngủ

Ừ nhớ quá món ngon San Jose đó
Ấm tình quê nấu nướng mời nhau
Người đồng hương tình nghĩa đậm sâu
Sao cuộc vui thoảng qua ngắn ngủi...

Rồi lại nhớ San Francissco ghé vội
Đường Lombard zíc zắc cợt đùa
Tưởng như mình sống lại tuổi thơ..
Cùng bè bạn chơi ú tim đuổi bắt

Tháng mười hai tới.. San Diego rất ấm
Biển đẹp mơ màng..phố cổ ghé qua
Ấm áp bên đời..luôn có bạn có ta
Ngày vui thoăn thoắt có bao giờ trở lại.

Nhớ lắm chứ...hình như luôn ngoái lại
Tìm trong hồn bao dấu vết mông lung
Bạn bè, người thân..ôm hết vào lòng
Và..kỷ niệm trong tôi là ánh lửa

Với bạn, hôm nay..tôi sẽ hứa
Một ngày kia tôi sẽ ghé qua nhà...
Từ East tôi đi.. tới West có bao xa...
Sao Linh nhé...tôi mong ngày gặp bạn!!!

Vẽ trong mơ..cũng thấy lòng bát ngát
Ừ có sao..tôi là kẻ mộng mơ
Mơ và thất vọng- điều chẳng bất ngờ
Nhưng ủ trong tim vẫn đầy ắp nắng

Tina
Thương tặng Sao Linh

  

THƯ RẤT CẢM ĐỘNG CỦA ĐẠI SỨ PHÁP TẠI SÀIGÒN


Lúc phi cơ xoay qua một độ nghiêng, lấy hướng qua Bangkok, tôi nhìn xuống Sài Gòn lần chót. Tự nhiên trong lòng tôi dâng lên một niềm ngậm ngùi thương tiếc tất cả những gì đang xảy ra dưới đất. Tôi như người bại trận, hay nói cách khác, tôi xin được làm bạn với người bại trận, một người bạn đã không chia xẽ mà còn bắt buộc Việt Nam Cộng Hòa phải gánh chịu hết tất cả... trong những ngày sắp tới.
Việt Nam và tôi có rất nhiều kỷ niệm, có quá nhiều quan hệ mật thiết suốt đời không phai lạt. Sống ở Việt Nam lâu năm, tôi cảm thấy thương xứ sở này. Tội nghiệp cho họ, họ có thừa khả năng dựng nước, nhưng cái quyền làm chủ quê hương đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt. Tôi xin lỗi người Việt Nam. Tôi đã làm hết sức mình nhưng không cứu vãn được nền hòa bình cho dân tộc Việt. Vĩnh biệt Sài Gòn, Sài Gòn vẫn hồn nhiên với những mạch sống dạt dào ơn nghĩa, một khi đã chọn bạn hữu thâm giao.
Năm 1979, Đại sứ Võ văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Sài Gòn. Tôi từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ chí Minh. Sài Gòn đã mất, tôi trở lại đó thăm ai? Ở đời có khéo lắm cũng chỉ gạt được người ta lần thứ hai, làm sao lừa dối được người ta lần thứ ba?
Người cộng sản giả bộ ngây thơ (ở một khía cạnh nào đó) nên tưởng nhân loại cũng đều ngây thơ như họ. Liên tục nói dối hàng bao nhiêu năm, tưởng như vậy quần chúng sẽ nhập tâm tin là thật. Họ lầm. Nói láo để tuyên truyền chỉ có lợi trong chốc lát, nhưng về lâu về dài thì chân lý của loài người sẽ đè bẹp họ. Ngày xưa Liên Xô đã xiết chặt sai khiến họ, dùng Việt Nam làm phương tiện đóng góp cho Nga. Họ có muốn thoát ly, có muốn nhờ Tây Phương tháo gở cho họ cũng không được nữa, vì đã từng phạm lỗi lớn là đã lường gạt Tây Phương…
Sau hết, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua, nhưng thật ra người Việt Nam chưa thua cộng sản. Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Mỗi năm, vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Luôn luôn tôi nhắc nhở nhà tôi, chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nền hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam.
Jean-Marie MÉRILLON
Cựu Đại Sứ Pháp tại Việt Nam
     NGÀY 1 THÁNG 5 NĂM 1975



  

LỖI CỦA AI ? CHA MẸ VN ƠI, ĐỌC NHÉ....!
Bi thảm vụ án cô gái gốc Việt thuê sát thủ giết cha mẹ
Cô con gái của một gia đình mẹ người Việt và bố người Việt gốc Hoa tại Canada đã thuê sát thủ giết cha mẹ mình. Nhiều chi tiết trong vụ án chấn động này mới được tiết lộ.
Đối với cha mẹ, Jennifer Pan, 28 tuổi, từng được coi như cô con gái “vàng”. Cô gái trẻ gốc Việt sống ở thành phố Markham - phía bắc Toronto, là sinh viên hạng A tại một trường Công giáo rồi giành học bổng và sớm được nhận vào đại học. Theo đúng nguyện vọng của cha, Pan tốt nghiệp ngành dược uy tín của Đại học Toronto và không khó tìm được một chỗ tại bệnh viện SickKids.
Thành tích của Pan khiến cha mẹ cô – bà Bích Hà và ông Huei Hann Pan, vô cùng tự hào. Là người nhập cư Toronto từ Việt Nam, làm việc cho một nhà sản xuất phụ tùng ô tô, họ không thể không vui khi 2 đứa con có thể có một tương lai tươi sáng vốn là ao ước của bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào.
Tuy nhiên, bảng thành tích hoàn hảo đó của Pan chỉ là sản phẩm của sự dối trá. Thực tế, cô đã không tốt nghiệp trung học hay theo học Đại học Toronto như những lời đã nói với cha mẹ. Kết cục của lời nói dối này thực sự gây choáng váng.
Phiên tòa xử Pan thuê sát thủ giết cha mẹ kết thúc từ tháng 1 với mức án khá nặng dành cho cô con gái độc ác. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện liên quan tới vụ án hy hữu này với những chi tiết chưa từng được tiết lộ mới được phóng viên Karen Ho của tạp chí Toronto Life công bố vào tuần trước.
Karen Ho đã khai thác mọi ngóc ngách trong câu chuyện từ những người bạn học của Pan và hồ sơ tòa án. Sự thật nằm ngoài sức tưởng tượng: Thực tế đứa con vàng không hề tồn tại. Lời nói dối của Pan được thể hiện một cách chuyên nghiệp từ rất sớm với những giấy tờ giả mạo từ báo cáo, thư từ học bổng, bảng điểm đại học…
Ho cho biết trường trung học của Pan có thể coi là nơi hoàn hảo cho một sinh viên như cô: một người thân thiện, cô dễ dàng kết bạn với các chàng trai, cô gái, người châu Á, người da trắng, vận động viên, mọt sách, người ham mê nghệ thuật… Ngoài giờ học, Pan bơi và luyện võ wushu. Tuy nhiên, có một góc khuất mà không ai biết tới trong cô gái thân thiện này, đó là sự giày vò bên trong, tự ti và nghi ngờ bản thân. “Có những vết cắt trên cánh tay của Pan cho thấy trạng thái trầm cảm” – Ho tiết lộ.
Pan thực sự chưa bao giờ học đại học. Cô cũng chưa bao giờ tốt nghiệp trung học.
“Cha mẹ Pan muốn con gái phải là một sinh viên hạng A” – Ho viết – “Thực tế, cô toàn được điểm B. Thực tế với phần đông bọn trẻ, điểm B cũng là một thành tích đáng ghi nhận nhưng điều này được coi là không thể chấp nhận trong gia đình nghiêm khắc của Pan. Thế nên, Pan cứ phải “sửa” phiếu thành tích học tập của mình hết lần này tới lần khác trong những năm trung học.
Thực ra, với thành tích hạng B cũng đủ để Pan sớm được nhận vào Đại học Ryerson ở Toronto, tuy nhiên cô đã trượt cuộc thi toán cuối cấp và không thể tốt nghiệp được trung học. Do đó, cánh cửa đại học cũng khép lại. Tuyệt vọng trong nỗ lực ngăn cha mẹ biết được kết quả học tập của mình, Pan nói dối là sẽ bắt đầu học tại Ryerson vào mùa thu.
Cô nói dự định sẽ học 2 năm sau đó học lên chương trình dược của Đại học Toronto, đúng như kỳ vọng của cha. Ông Hann đã rất vui mừng và thưởng cho cô “con gái rượu” máy tính xách tay mới. Sau đó, Pan lại phải vật lộn để cho cha mẹ tin rằng mình đang sống cuộc đời của một sinh viên và phải giả mạo giấy tờ để thuyết phục cha là mình giành được học bổng 3.000 USD. Tất cả các trò lừa dối của Pan đều qua mắt được cha mẹ và đến lễ tốt nghiệp, cô nói với họ rằng không có đủ vé cho buổi lễ nên họ không thể tham dự. Tuy nhiên, cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra, theo nhà báo Ho, cha mẹ Pan bắt đầu nghi ngờ và theo dõi cô. Sự thật phơi bày nằm ngoài sức tưởng tượng của họ. Khi cô gái thú nhận, cuộc sống của cô trở nên bức bối hơn.
Cha mẹ của Pan đã nuôi dạy cô và anh trai, Felix, tin vào sự quan trọng tối thượng của thành công học tập. Hai đứa con bị hạn chế các hoạt động đến mức thấp nhất. Cả hai đều “được lệnh” phải dồn tất cả vào học. Ngoài các hoạt động ngoại khóa của trường như trượt băng nghệ thuật, piano, võ thuật và bơi lội, Pan bị cấm tham dự thêm bất cứ hoạt động nào khác được cha mẹ cho là không phục vụ cho một tương lai tươi sáng. Tất nhiên, những đứa trẻ trong ngôi nhà cũng không bao giờ biết tới hẹn hò.
Trong ngôi nhà ở Markham còn trưng bày nhiều chiếc cúp giải thưởng của Pan.
Khi biết được sự thật, cha mẹ còn cấm đoán nghiêm ngặt hơn đối với đứa con gái họ cho là đã hư hỏng. Pan bị cấm dùng điện thoại di động, máy tính xách tay và cả hẹn hò với bạn trai Daniel Wong. Pan bắt đầu nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt hơn biết bao nếu không có cha mẹ. Và với sự giúp đỡ của Daniel, cô lập mưu giết cha mẹ để thoát khỏi cuộc sống cầm tù trong chính ngôi nhà mình.
Chuyện sau đó được mô tả rất khủng khiếp trên Toronto Life và trước đó trong phiên tòa. Trong vụ giết người được lên kế hoạch giống như một vụ cướp, Pan đóng vai nhân chứng bất lực trong khi 3 kẻ giết thuê gồm David Mylvaganam, Lenford Crawford và Eric Carty (bị cáo buộc), bắn chết người mẹ mình và gây thương tích nặng cho người cha. Pan còn gọi 911 để vụ án có vẻ “thật” hơn.
Tuy nhiên, sự thật đã không thể qua mắt được giới điều tra. Tòa án ở Ontario hồi tháng 1 đã buộc tội Pan và 3 đồng phạm phạm tội giết người cấp độ 1 và cố sát. Tất cả đều bị án tù 25 năm. Carty, người không nhận tội, sẽ được xét xử riêng.
Đây là một vụ án hy hữu gây chấn động dư luận. Ngoài lên án hành động mất nhân tính của cô con gái, nhiều người lại bàn tới câu chuyện áp lực gánh nặng lên con gái từ những bậc cha mẹ nhập khiến con cái họ bị “mắc kẹt” trong những giấc mơ của cha mẹ.
Đỗ Quyên (Theo Washington Post)
Nguyễn Vi's photo.

Sunday, July 26, 2015


Đi tìm hạnh phúc trong... ngôi nhà lá


Một giám đốc ngân hàng đã từ bỏ công việc lương cao, căn hộ sang trọng, cuộc sống tiện nghi ở London để đến sống trong ngôi nhà tranh nằm trên hòn đảo biệt lập ở Lào để tìm... hạnh phúc!
Một giám đốc ngân hàng 27 tuổi, từng kiếm được hơn 75.000 bảng/năm (tương đương 2,5 tỉ đồng), từng sống trong một căn hộ sang trọng giữa lòng thủ đô London, Anh. Người đàn ông sớm thành đạt ấy đã quyết định từ bỏ tất cả để tìm kiếm một cuộc sống bình yên hơn trên một hòn đảo biệt lập ở miền nam nước Lào.
Anh là Jon Watkinson, hiện giờ 31 tuổi. Cách đây 4 năm, Jon từng mua vé một chiều tới Bangkok, rồi đi du lịch các nước Đông Nam Á. Kết thúc chuyến đi, anh quyết định định cư lại trên hòn đảo Don Det nằm trên sông Mekong, đoạn chảy qua miền nam nước Lào.
Giờ đây, đã 4 năm trôi qua và Jon không hối tiếc về quyết định của mình, anh nói rằng anh chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc như bây giờ. Cuộc sống của Jon giờ đơn giản hơn rất nhiều, hàng ngày anh tự đi bắn chim, bắt cá, bẫy ếch làm thức ăn, tắm rửa ở ngoài sông và sống mà không cần đến những thiết bị điện tử thông minh.
Câu chuyện về một giám đốc ngân hàng tìm hạnh phúc trong... ngôi nhà lá
Từng là một giám đốc ngân hàng, anh Jon Watkinson đã từ bỏ tất cả
để tới sống trong một ngôi nhà tranh nằm trên hòn đảo biệt lập ở Lào.
Câu chuyện về một giám đốc ngân hàng tìm hạnh phúc trong... ngôi nhà lá
Jon cảm thấy cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn bao giờ hết khi sống trong ngôi nhà mái tranh này.
Trong ảnh là Jon (phải) và người dẫn chương trình của kênh Channel 5.
Điều duy nhất Jon cảm thấy nhớ nhung về cuộc sống trước đây, đó là người thân và bạn bè ở Anh, tuy vậy, Jon tin rằng mọi sự lựa chọn đều có cái giá riêng của nó và so với những gì anh đang được hưởng, thì cái giá phải trả là hoàn toàn xứng đáng.
Jon chia sẻ rằng cuộc sống ở London dù gặt hái nhiều thành công nhưng càng lúc càng khiến anh cảm thấy không vui, như thể bị mắc kẹt trong vòng mưu sinh. Jon từng xuất hiện trong bộ phim tài liệu “Cuộc sống mới ở nơi hoang dã” phát trên kênh Channel 5 (Anh) để chia sẻ về câu chuyện đời mình.
Anh cho biết: “Đã có lúc, từ thứ 2 tới thứ 6, tôi cảm thấy ghê sợ giây phút phải thức dậy để đi làm. Tôi bước lên tàu điện ngầm và nhìn thấy xung quanh mình cũng là những nhân viên văn phòng, đồng phục chỉnh tề, nhưng gương mặt xám xịt, chẳng thể thấy ở họ khao khát sống trọn vẹn. Tôi hiểu rằng mình đang cần một sự thay đổi về hướng đi trong cuộc sống”.
Trongcuộc sống hiện tại, Jon gần như sống tự cấp tự túc, anh không còn phải lo nghĩ gì.
Trong cuộc sống hiện tại, Jon gần như sống tự cấp tự túc, anh không còn phải lo nghĩ gì.
Giờ đây, anh tự đi bắn chim, bắt cá, bẫy ếch, trồng rau…
Sau khi bỏ việc và bán nhà, Jon lên đường đi du lịch Đông Nam Á. Sau khi đến đảo Don Det - nơi dân số chỉ có 400 người, anh quyết định ở lại đây. Don Det có người dân thân thiện và đời sống giản dị, thanh bình.
Sau 4 năm sống ở Don Det, giờ đây Jon hoàn toàn đổi khác: “Đây chính là nơi mà tôi muốn cắm rễ thật sâu, sống thật khác. Tôi yêu nơi này, tôi mắc nợ nơi này. Don Det đã giúp tôi lấy lại niềm tin vào cuộc sống và chính bản thân mình”.
Don Det là một hòn đảo yên bình, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, cảnh vật thiên nhiên rất xinh đẹp. Khi quyết định ở lại đây, Jon đã dựng cho mình một ngôi nhà bằng tranh tre nứa lá.
Jon hàng ngày ra sông tắm giống người dân bản địa.
Jon khẳng định chưa bao giờ anh thấy hạnh phúc và cuộc sốngcó ý nghĩa như bây giờ.
Ở đây, mỗi khi nhà nào có việc gì, dân làng lại cùng tới giúp.
Ban đầu, Jon cũng gặp phải một số khó khăn khi phải thích nghi với cuộc sống mới. Có lúc mưa to, trong nhà và ngoài sân… ướt như nhau. Jon đã nhận được sự giúp đỡ của người dân bản địa. Thấy anh vất vả loay hoay sửa mái nhà, họ đã tự rủ nhau tới giúp anh
Khi mới tới Don Det, Jon gần như không biết tự làm một việc gì, mọi thứ đều xa lạ đối với anh, dân làng đã trìu mến coi anh như một “đứa trẻ to xác”, tận tình dạy anh từ những việc nhỏ, như cách điều khiển trâu, sử dụng dao rựa khi đi rừng…
Giờ đây, Jon cảm thấy cuộc sống không có TV, điện thoại, máy tính… hoàn toàn dễ chịu bởi anh có đủ thứ việc thú vị để làm. Cuộc sống ở Don Det không đòi hỏi phải chi dùng nhiều, vì vậy, những áp lực về kinh tế là gần như không có.
Giờ đây, mỗi ngày Jon đều có thời gian để thảnh thơi chạy bộ - một hoạt động yêu thích của anh. Jon khẳng định anh sẽ sống ở đây lâu dài và bất cứ người phụ nữ nào muốn gắn bó với anh đều phải có cùng ý nguyện sống giống anh - sẵn sàng gắn bó với Don Det trọn đời.
Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Hong Vu Lan Nhi's photo.
Hong Vu Lan Nhi's photo.
Hong Vu Lan Nhi's photo.
Hong Vu Lan Nhi's photo.
Hong Vu Lan Nhi's photo.





Hong Vu Lan Nhi's photo.
Hong Vu Lan Nhi's photo.
Hong Vu Lan Nhi's photo.
Hong Vu Lan Nhi's photo.
Hong Vu Lan Nhi's photo.
Like   Comment   

Người Lạc Mất Đường Về


 Người mẹ vừa chạy vừa thở dồn. Chiếc váy màu tím bay phần phật dưới cơn gió lạnh buổi tối. Cái áo sát nách tung tăng bộ ngực trần. Bà không kịp thay bộ đồ mặc ở nhà. Đôi dép hai quai mà người ta thường gọi là dép lào kéo xoàn xoạt trên vỉa hè dành cho người đi bộ. Bà vừa chạy vừa thở, hai mắt nhìn chong về phía trước. Đôi mắt muốn chọc thủng màn đêm, xuyên suốt qua tận cùng cuối của con đường. Bà mong thấy một bóng người đang đi, hay ít nhất một cái gì đen đen nho nhỏ phía trước có hình dáng của một bóng người. Chiếc chìa khóa lắc lay trên tay. Một tay cầm chắc chiếc phone tay. Hơi thở đứt quãng. Bà bước chậm lại, rồi lại vội vã chạy về phía trước.

Bắt gặp 3 cặp trai gái đang đứng ôm nhau bên lề side walk. Một thoáng suy nghĩ lóe ra trong đầu:
- Có nên hỏi chúng không? Chúng có để ý đến những gì trước mặt không? Nếu không hỏi ngộ lỡ chúng thấy thì sao?
Bà dừng lại, vừa thở vừa hỏi:
- Xin lỗi. Làm ơn cho hỏi. Mấy em có thấy một ông già Á Châu, cao cỡ này đi bộ ngang đây không? Một thằng nhìn bà bằng đôi mắt dò hỏi rồi trả lời.:
- Có, tao thấy nó đi về phía trước.
- Cám ơn.

Và bà tiếp tục chạy, càng chạy nhanh hơn. Hy vọng tìm thấy chồng. Ông chồng tội nghiệp của bà đã bỏ nhà ra ngoài và chắc chắn ông không hề biết đường về nhà.

Con đường dường như dài hun hút. Không một bóng người phía trước. Tới ngã tư đèn xanh bà dừng lại. Nhìn bên phải, ngõ side walk im ắng trống trơn. Bà nghĩ: Không lẽ ổng đi xa vậy. Ngõ này bà chưa dẫn ông đi qua lần nào. Hay mình nhìn không kỹ trong nhà. Biết đâu ông ấy vẫn còn ở ngoài sân sau.

Bà lại vội vã chạy về như lúc chạy đi. Hai chân đã mỏi, hơi thở dồn dập. Bà mong mau tới nhà, niềm hy vọng nhen nhúm. Nghĩ tới lúc gặp ông đâu đó ở trong nhà bà nhẹ hẳn người.

Mở cửa bước vào bà bật đèn và kêu to "Ông ơi, ông!" Nhà vắng vẻ, im lìm. Bà vào phòng, lấy đèn pin và rọi khắp nơi. Ra sân sau, bà tìm mọi góc xem ông có ngồi đâu đó hay không. Vẫn màn đêm chập choạng trả lời bà. Bà thật sự sợ hãi. Bà thật sự lo một điềm bất lành nào xảy ra.

Bà lại khóa cửa đi tìm ông ở một hướng khác. Bà bắt phone. Gọi con gái lớn, con gái thứ, con trai và hai vợ chồng em trai. Bà báo động và trả lời bằng tiếng nói dồn dập hơi thở theo bước chân đi:

- Ba đã đi đâu mất- Khoảng nửa giờ - Ba mặc áo jacket màu xám tro, quần đùi đen - Má ra thay nước uống cho con Lucy, trở vào thì không thấy ba đâu. -Hả! Má tìm vòng xóm rồi. - Ờ! ờ! Con đi lẹ lên tìm phụ má! Cậu đi gấp tìm phụ chị. Chị mệt quá rồi. Không biết anh đi đâu.
Vậy là đứa con gái thứ bỏ dang dở bữa ăn vừa dọn ra. Vợ một xe, chồng một xe. Hai đứa con được phân công một theo cha, một theo mẹ để ngồi trong xe nhìn ra ngoài tìm ông ngoại. Đứa con gái lớn đang ngồi tụng kinh ở chùa cũng bỏ ngang lấy xe đi tìm ba. Thằng con trai cũng vội vã phóng xe ra freeway đi về nhà. Hai vợ chồng thằng em cũng mỗi người một xe đi tìm anh rễ. Còn bà, bà chỉ biết đi tìm, hết đi rồi chạy vòng những con đường quanh xóm. Trời lạnh mà mồ hôi bà tươm ra. Bà mệt muốn ngất nhưng hai chân vẫn cứ từng bước mê mãi. Bắt gặp người nào trên đường bà cũng chặn lại hỏi và cho số điện thoại cầm tay:

- Làm ơn gọi lại dùm tôi ở số này nếu gặp một người đàn ông lớn tuổi cao cở này, mặc đồ... dáng...v. v...

Con đường vòng xóm quanh co cũng đưa bà về lại nhà. Bà ngồi bệt xuống bực thềm bằng gạch của vòng đai trồng hoa phía trước. Bà đoán những nơi nào ông sẽ đi qua. Ông chồng tội nghiệp của bà đã bị bệnh lãng quên từ mấy năm nay. Ông không thể nhớ đường về nhà, ông nói không rõ tiếng. Trời tối chập choạng này sẽ làm ông sợ hãi. Ông lại bị bệnh Parkinson chân tay run rẩy, có gì xảy ra ông làm sao biết đường xoay sở.

Những cú phone liên tục của gia đình gửi tới cho bà từ nhiều phía. Sáu chiếc xe loanh quanh trên mọi ngã đường khu vực nhà của bà cũng không tìm thấy bóng dáng ông đâu. Bà gọi con gái bảo đến chở má đi tìm chứ chân má quá mỏi rồi, không bước đi được nữa.

Chiếc xe ngừng trước cửa và bà lên xe, cùng con đi tìm những nơi khả dĩ ông sẽ đến. Hai mắt bà căng ra soi vào các bóng cây, gốc hoa,vĩa hè bên lề đường để tìm xem ông có sợ quá ngồi núp ở đó không? Khi đi ông mang dép, quần chưa thay và không có mang theo bên mình một cái gì tùy thân. Trên tay ông chỉ duy nhất là chiếc lắc tay. Chiếc lắc đó ghi tên họ, số nhà, số điện thoại của bà và con gái. Một bên khác ghi rõ bệnh tình của ông. Bà cầu nguyện một người nào đó gặp ông và gọi cho bà. Mỗi lần phone reo là bà run lên hồi hộp.

Hơn một tiếng đồng hồ tìm kiếm, cuối cùng cả đoàn người trở về với đôi mắt thất vọng và gương mặt lo âu. Một lần nữa mấy đứa con quyết định lội bộ đi tìm lần chót những nơi khả dĩ ông sẽ tới. Tin về vẫn vô ích. Đứa con gái đi về lạnh run lên vì đi tìm ba ở những nơi thật vắng trong trường học. Lần trước ông cũng bỏ nhà đi, tìm mãi, tìm hoài khắp các nơi mà không gặp. Cuối cùng, con gái chạy vào sân sau của ngôi trường Tiểu học gần nhà, tìm được ông đang ngồi ở một băng ghế trước một lớp học. Hỏi sao ông ở đây? Ông nói đón mấy đứa tan học, mà sao giờ cô giáo chưa cho ra. Cho nên lần này con gái lớp chạy đi vòng khắp nơi để tìm nhưng vẫn bặt tin. Một đứa khác thì vào khu trung tâm thương mại sáng choang gần đó xem ba có vào mua cái gì hay không, mặc dù ông không mang theo tiền.

Biện pháp cuối cùng là gọi báo cảnh sát. Giả thuyết đặt ra, Ông không bị tai nạn. Vì nếu có tai nạn thì khi đi tìm gia đình đã thấy. Ông không gặp cảnh sát vì nếu gặp thì cảnh sát sẽ theo địa chỉ và số phone trên chiếc lắc tay mà gọi tới, Vậy ông chỉ có thể lang thang ở một nơi nào đó mà không biết đường về. Thằng út một lần nữa lại phóng xe đi.
Trong lúc chờ chiếc xe thằng út về là sẽ báo cảnh sát, cả nhà ra phía trước đứng ngóng tin. Người mẹ cứ nhìn con đường hun hút trước nhà hy vọng thấy bóng ông lù lù đi về.

Bỗng, một chiếc xe màu đỏ chạy tới, chậm chậm như tìm đường và quẹo vào nhà bà. Một người Mễ thò đầu ra ngoài dọ hỏi:'
- Có phải nhà này có một người đi lạc? Bà hối hả bước tới và nhìn vào trong xe.
- Yes! Yes! Trời ơi. Ba về rồi nè!

Cám ơn, cám ơn nhiều lắm! Bà cám ơn cuống quít người tài xế và chạy lại mở cửa xe. Ông ngồi phía trước, bình tỉnh cười cười như chẳng có chuyện xảy ra. Bà kéo chân ông ra khỏi xe và dìu ông đứng dậy. Cả nhà xúm lại hỏi thăm. Người tài xế mở cửa bước ra và vui vẻ trả lời.
Ông ta kể. Ông ta thấy một ông già Á Châu cứ loay hoay đi tới đi lui, dáng dấp như tìm đường mà không biết lối ra. Anh ta bước tới hỏi thăm và chỉ nhận được những tiếng thều thào run run theo tiếng nói không ra lời vì gió lạnh. Kết nối những tiếng đó anh ta nghe được chữ Mountain View. Đó là con đường và cũng là cái tên trường Tiểu học con anh ta đang học. Anh ta đoán có lẽ ông già này ở đường Mountain View. Thế là anh đỡ ông già vào ngồi băng trước và lái xe đi, mong tìm đúng nhà lão già đi lạc. Đến đây anh ta thấy một nhóm người Á Châu đang đứng lóng ngóng như chờ đợi ai đó. Thế là anh ta tấp vào và hỏi. May quá đã trúng địa chỉ. Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.

Để tỏ chút lòng biết ơn, Bà gửi cho anh ta chút đỉnh gọi là phụ tiền xăng. Anh ta không nhận vì từ nhà anh đến đây cũng không xa lắm.

Cả nhà cùng nói vào và năn nỉ. Cuối cùng anh ta nhận và chào mọi người lên xe ra về.

Đem ông chồng vào nhà, đầu tiên là bà pha cho ông ly nước ấm. Kéo ghế cho ông ngồi và giúp ông yên tỉnh lại. Bà xoa đôi tay lạnh cóng của ông, xoa đôi vai gầy gò cho ấm và khoác lên đôi vai một cái khăn cho ông bớt lạnh.

Thế nhưng, trái với sự lo lắng của toàn gia đình, ông lại là người bình tỉnh vui vẻ hơn ai hết. Ông cười cười nhìn một loạt cả nhà. Khi con gái hỏi:
- Ba đi đâu về vậy?
- Đi chơi
- Có vui không? Ông vui vẻ trả lời:
- Vui chớ! Đi ngoại quốc.
- Ba có nhớ đường về nhà không?
- Tìm không ra.
- Ba có sợ không?
- Sợ gì? Mà tối quá không biết nhà ở đâu.
- Ba nói tên nhà mình đi.

Ông trả lời từng chữ lấp bấp, thều thào và vui vẻ thấy mình cũng rất giỏi. Mình giỏi lắm. Mình biết rõ ràng tên đường và nhà mình. Tại cái tên Mễ kia không hiểu tiếng Việt. Mình đi chơi và đã về nhà bình yên.
Bà nhìn ông trong lòng dâng lên một niềm vui khó tả. Bà biết ông đang mừng lắm nhưng không nói ra mà chỉ cười cười. Bà nghĩ đến lúc ông đối diện bóng đêm và xung quanh là cây cối và những dãy nhà giống nhau. Có thể ông không dự định bỏ nhà ra đi, có thể chỉ vui bước chân hay ông nghĩ sẽ đi theo con đường đi bộ quen thuộc. Cũng có thể ông đi tìm bà vì không thấy bà bên cạnh. Thương ông biết chừng nào!

Ông là một cựu sĩ quan quân lực VNCH, đã từng là Đại đội trưởng tác chiến, phục vụ ở tiểu đoàn đối đầu với bao nhiêu trận chiến. Những nơi ông qua, những địa điểm ông đến ông đều ghi nhớ rất rõ ràng. Làm một người chỉ huy cái quan trọng là nắm bắt tình hình và bén nhạy với mọi tình huống, nguy cơ xấu có thể xảy ra. Ông từng nói với bà như vậy và luôn luôn nhạy bén với tình hình, mặc dù ông không còn là lính.

Ông rất thông minh nhất là tìm địa chỉ. Ngày xưa lúc bà mới quen ông, bà đi trọ học ở một xóm dệt ngoằn ngoèo trong ngõ hẻm ở quận Phú Nhuận.Tin rằng ông không thể nào tìm tới. Thế nhưng một buổi sáng chủ nhật từ trên gác bước xuống bà đã thấy ông ngồi đợi với nụ cười nửa miệng nửa mừng rỡ, nửa trêu chọc bà.

Ngày mới đến Mỹ, mới có bằng lái, đường xá chưa biết, ông vào tiệm bán xăng, mua bản đồ và trải ra giữa bàn, hí hoáy ghi ra giấy lộ trình đi và cuối tuần lái xe đưa cả nhà đi thăm những người bạn tù cũ hay đồng đội ở xa. Sống với ông bao nhiêu năm, bà biết rõ tính chồng và luôn khâm phục về cách tìm địa chỉ. Chỉ một tấm bản đồ chi chít những chữ nhỏ xíu, ông cũng tìm đúng nơi, đúng chỗ muốn tìm. Thời đó chưa có GPS hay Iphone, Ipad để tìm đường. Mọi việc chỉ nhờ những tấm bảng đồ bằng giấy chi chít lằn ngang lằn dọc.

Bây giờ, chỉ một đoạn đường đi bộ vòng quanh xóm ông đã lạc đường.

Càng nghĩ bà càng thương cảm, càng thấy cuộc đời thật là một vòng tròn huyền bí. Ông đã trở về vùng trời bình yên, khoảng trống vô tư của một đứa bé, thật an bình và cũng thật oái oăm. Bà cũng không hiểu sao cơ duyên nào mà ông có thể nhớ được địa chỉ nhà để người Mễ tốt bụng kia đưa ông về.

Thằng con lại gần bóp vai cha và xoa hai bàn tay đã trở nên giá lạnh của ông. Nó không có những cảm nghĩ như bà, vì khi nó ra đời và hiểu biết thì cha nó là một người cha nghiêm khắc, cứng rắn. Cái dĩ vãng oanh liệt của ông nó chỉ nghe nhưng chưa bao giờ thấy. Nó tự hào về ông nhưng những câu hỏi của nó về chiến tranh về tù đày, nó đã nghe ông trả lời nhưng không thể tưởng tượng ra được sự kinh hoàng của cuộc sống nơi đó.

Trước mặt nó là một người cha bệnh hoạn tội nghiệp, một người chỉ có một đoạn đường ngắn mà cũng không biết tìm về. Nhìn cha, nó thương ông biết bao nhiêu. Nếu không có người Mễ tốt bụng kia thì giờ này ông đang lạnh run trong bóng đêm và sợ hãi vì không biết lối về.
Ba đã về nhà bình yên. Con gái nhìn cha và vuốt lại lớp áo nhăn nhúm của ông:

- Tạ ơn Trời Phật, ba đã về nhà nguyên vẹn, không mất đi một miếng thịt nào. Nó nói xong cười vui vẻ xen lẫn một chút ngậm ngùi.
Phải rồi. Câu nói của nó nghe ngang phè lẫn chút tiếu lâm nhưng rất đúng. Những ngã tư đèn xanh, đèn đỏ. Những nút bấm dành cho người đi bộ mà ông không thể nào biết để sử dụng. Bóng đèn đường lấp loáng, xe cộ về đêm ai biết được chuyện gì có thể xảy ra. Càng nghĩ càng thấy sợ.

Người chồng, người cha, người anh như ông, không biết được tai hại của một lần bước ra khỏi nhà mà không biết đường về. Chỉ biết hôm nay mình đi xa, xa lắm, đi mỏi cả chân, gặp người lạ và giờ về nhà với đông đủ mọi người.

Người mẹ trong câu chuyện đã thấy cái sai của mình khi một chút lơ đãng đã không lock cửa kỹ càng. Người con trong câu chuyện thấy mình cần phải gần gũi cha hơn để cùng chăm sóc cho an toàn. Thấy mình có lỗi đã để mẹ chạy đi bao nhiêu đoạn đường tìm kiếm trong nỗi bất an. Mọi người dù mệt mỏi, đói và lo lắng nhưng vẫn thấy mình đã sai một điều gì đó. Chỉ có người tạo ra biến cố vẫn vui vì có một buổi tối thật lạ. Ông cười cười và bước từng bước mệt nhọc vào phòng và lẫm bẫm:

- Không biết hôm nay sao hai chân tui mỏi quá.
Mọi người tan hàng ra về. Người mẹ đưa chồng vào phòng và tắm rửa cho ông sạch sẽ.

Ông lên giường và đi vào giấc ngũ thật say. Buổi tối lại trở về bình yên như có bàn tay vô cùng tuyệt diệu của ơn trên đã sắp xếp mọi thứ.

Bà mẹ vẫn chưa ngủ được, bà ngồi bên ông, lặng yên nhìn chồng. Gương mặt ông thay đổi theo giấc ngủ, khi thì nhìn thật an lành, lúc châu mặt lại nhăn nhúm. Có lúc rên khe khẻ hay hốt hoảng giật mình, người co rúm lại, tay chân giựt liên hồi. Bà nắm tay ông giữ thật chặt những lúc như vậy. Cả một quá khứ thương tích đã dìm ông vào những bi ai. Có khi ông ngồi nói chuyện hàng giờ một mình với những người đồng đội hay bạn tù khuất mặt. Có khi ông tươi cười bảo bà chuẩn bị quần áo vì ông có một buổi họp quan trọng ở Trung Đoàn. Đôi lúc đi loanh quanh tìm mẹ già và đoan chắc là bà vẫn còn sống. Cũng có nhiều khi bảo bà nấu nướng làm một bữa liên hoan có mấy đứa về chơi. Mấy đứa đây là nhóm đàn em lính tráng từng một thời sống chết với ông.

Bà nhớ lại cách đây không lâu, một dịp hai vợ chồng lên thăm thằng con đang phục vụ tại Nevada, base cũng gần Las Vegas. Cuối tuần vợ chồng nó dẫn cha mẹ đi ăn rồi đi mua sắm ở khu outlet. Bà lúc nào cũng nắm tay ông sợ ông đi lạc. Trời tháng 7 vùng đất sa mạc này nóng kinh hồn. Những cột nhỏ phun nước được bố trí dài theo hành lang khu shopping để giảm nhiệt.

Con dâu đẩy chiếc xe nhỏ của con, bà dẫn chồng kè kè một bên nên cũng không hứng thú mấy khi chọn đồ. Đứa con dâu chọn một cái áo thật dễ thương, nó hỏi ý kiến của bà. Bà quay sang cầm chiếc áo săm soi rồi trả lại cho con dâu và phát hiện ông chồng đã mất.

Bà hỏi thằng con, nó nói:
- "Ba mới đứng bên con mà"
- "Vậy ổng đi đâu?"

Thế là thằng con chạy đi tìm, ngược về đoạn đường mới đi qua. Bà đi ngược lại đoạn đường trước mặt. Hai mẹ con trở lại cũng không thấy bóng dáng ông đâu. Lại túa ra đi tìm. Ôi chao, trời thì nóng, phố xá đông người, các tiệm trùng điệp từng dãy, kẻ ra người vô. Bà cứ mở cửa một tiệm, ngó dáo dác xong lại đi qua tiệm khác. Thằng con cũng vậy. Con dâu thì cháu con quá nhỏ không dám ra nắng nhiều đành ở điểm hẹn nhận tin tức. Cuối cùng thằng con phải đi báo "tìm người thất lạc" tại trung tâm mua sắm. Trong lúc đi tìm bà cũng thấy những người security đi các tiệm và dọ hỏi tìm: "ông già người Á Châu đi lạc đội cái mũ in chữ Laker, mặc quần áo... "

Khi trở lại gặp con dâu, bà run cả người, tim đập mạnh muốn ngất vì mệt và vì sợ. Ai đã từng đi Las Vegas hay khu mua bán này thì đều biết người đi như trẩy hội, xe cộ chạy như mắc cửi. Chỉ bước xuống đường là xe có thể cán ngay thôi. Con dâu tìm đủ cách trấn an bà, mua nước cho bà uống và giao bà coi chừng cháu để nó đi. Bà biết đó là cách con dâu bắt bà ngồi lại nghỉ mệt. Mãi lúc sau mới thấy thằng con và dâu dẫn ông lù lù đi về. Hỏi ra mới biết có một bà trong tiệm vóc dáng giống bà đi ra nên ông đi theo. Bà ta đi nhanh và mất hút trong các cửa tiệm. Thế là ông lang thang đi tìm bà. Đi mãi, đi mãi quá khát nước ông ngồi một góc ghế khuất để nghỉ mệt. Thằng con đi qua lại tìm ở đó mấy dạo mà không thấy ba. Có lẽ tầm mắt bị che bởi những người du khách. Nhìn ông hốc hác mệt mỏi vì khát và nóng, các con mất cả hứng thú mua sắm. Sau khi cho ông nghỉ mệt, uống nước và báo tin đã tìm được ông cho tổng đài mọi người lên xe đi về.
Hỏi ông có sợ không? Ông lắc đầu nói: Sợ chi, người ta đông vui quá mà. Hỏi sao ông bỏ đi. Ông nói Ba đi tìm má con rồi ông cười. Nụ cười vô tư lẫn chút ngờ nghệch.

Thế là thằng con tìm trong web để mua cho ba những dụng cụ dành cho người già hay bị thất lạc. Rất nhiều thứ nhưng rất khó để ông chịu giữ trong mình. Cuối cùng đành mua tấm lắc đeo tay có ghi tên, họ, bệnh trạng, số phone và địa chỉ nhà để lỡ có việc gì cũng có người xem và giúp ông hay gọi liên lạc về gia đình.

Bà ngồi trầm tư, thương ông quá mà không biết làm sao.Cuộc đời bà gắn vào ông như hình với bóng một phút không rời. Đó là may mắn hay bất hạnh bà cũng không biết nữa. Nhưng tin chắc là bà không thể sống như các bạn bè trang lứa, về già hưởng những ngày hạnh phúc bên nhau Cùng đi chơi chỗ này chỗ kia trên thế giới, tham dự các buổi họp mặt liên hoan hay cùng nhau đi dạo, hàn huyên tâm sự.
Bà không biết ai là cái bóng của ai? Bà hay ông? Vì thật ra bà không dám rời ông nửa bước. Người chồng của bà thật im lìm, ngớ ngẩn và bệnh hoạn, đôi khi không biết bà là ai và luôn cảm thấy bà cản trở mọi ước muốn. Bà là cái bóng của một cái hình lạc mất đường về nên bóng cũng chông chênh. Đôi lúc bà thấy mình rất tội nghiệp, nhưng nhìn ông, bà lại càng tội nghiệp ông hơn. Những con người, những nạn nhân của chiến tranh, tù tội, tuổi già và dường như đó là hậu chấn của cơn động đất ý thức hệ dân tộc.
Tháng 6 là tháng của cha. Người cha tội nghiệp trong câu chuyện tôi viết lên đây là thật. Người cha trong số những người cha, người mẹ đã đến tuổi già hay mang chứng bệnh Alzheimers. Họ đang sống trong thế giới mông lung của một bộ não đã lãng quên nhiều thứ. Họ đã bỏ lại sau lưng một quá khứ vàng son hay một cuộc đời đầy bất trắc để sống vô tư và mênh mang trong tiềm thức.
Hãy yêu thương và bảo vệ họ bằng tất cả trái tim chân thành và chịu đựng. Hãy cho họ một cuộc sống được bảo bọc và chia sẻ. Biết rằng chăm sóc họ là cả vấn đề nhưng tình gia đình, sự hiếu thuận của con cái là tất cả những gì cần phải có. Để những lúc bất ngờ như câu chuyện trên ta không cảm thấy bực bội hay giận hờn mà là mừng rỡ niềm vui đoàn tụ.
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc.
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.

Nguyễn Thị Thêm