Thursday, April 30, 2015

Quốc Hận 30 tháng 4 


Thơ Sao Linh
Nhạc Đổ Quân
Ca Sĩ Hoàng Dung 

Friday, April 24, 2015

Cảm Ơn

Một giọt lệ xin cảm ơn tất cả
đã cho tôi quên vất vả đường đời
cảm ơn người sáng tạo một Ướt Mi
công cha mẹ, ơn này con ghi tạc

 

xin cảm ơn cuộc vui buồn nhân thế
trên phố này thong thả tháng ngày qua
dù phút giây lạc cõi tạm ta bà
nhưng cũng đủ ấp đầy bao kỹ niệm

 

tặng cho người bạn tôi hằng thương mến
một nụ cười tươi tắn nắng vườn Xuân
giúp tôi quên bao u ẩn muộn phiền
với triền miên yêu, vui, buồn, giận, ghét

 

xin cảm ơn những truyện dài, truyện ngắn
cùng lời thơ trao sao quá ân tình
rồi đêm dài vời vợi những đợi mong
và người đến dìu tôi vào ảo mộng

 

xin gửi đến như một lời khen tặng
với chân tình những tiếng hát ru tôi
góc nhạc bao đêm thổn thức từng hồi
ghì âm điệu nghe mình rơi cõi vắng

 

xin cảm ơn một chân tình sâu lắng
đã cho tôi quên cay đắng ngậm ngùi
quanh bốn mùa mưa nắng mãi êm trôi
tôi với phố, không bao giờ chia cách

 

cảm ơn anh, cảm ơn chị, cảm ơn nhiều
người khách quý đã vào thăm vườn mộng
thơ của nhỏ bao lần lui cui gõ
nhưng đều từ một góc trái tim sôi

 

một tiếng cười chào thân ái bạn tôi
cám ơn đời một chiều lang thang phố
quên cuộc đời phong ba và bão tố
ta bên nhau tươi trẻ mãi không già

 

xin ghi lại chút gì là cảm tạ
 
ướtmi 
***********

Buồn...

Một  giọt lệ khóc thương người bạn cũ
Chuyện tưởng như đùa còn mãi vấn vương
Kiếp nhân sinh ngắn ngủi quá vô thường
Bao kỷ niệm muôn đời ghi nhớ mãi...

Sao Linh
Tân Niên Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam Cali 2015




Hãy Trả Lại Tôi Sài Gòn

Tuesday, April 21, 2015

Thiên tài hội họa 11 tuổi sở hữu khối tài sàn kếch xù

Mới 11 tuổi nhưng thiên tài hội họa “nhí” này đã có tới 9 triển lãm tranh. Cha mẹ của tỉ phú “nhí” cho biết giờ đây họ phải thuê một cố vấn tài chính để giúp quản lý những khoản thu nhập kếch xù của con.

Bộ sưu tập tranh gồm 40 bức của một cậu bé người Anh 11 tuổi, sống ở hạt Norfolk, đã được định giá 400.000 bảng Anh (tương đương 14,5 tỉ đồng) bởi các chuyên gia trong lĩnh vực hội họa ngay khi nó còn chưa chính thức ra mắt.

Cậu bé Kieron Williamson đã bắt đầu cầm cọ vẽ từ năm lên 5, hiện cậu được coi như một thiên tài hội họa của Anh. Bộ tranh mới nhất gồm 40 bức của Kieron sẽ được đem trưng bày triển lãm trong những ngày tới đây, ngay lập tức, nó đã được định giá “khủng”.

Thiên tài hội họa 11 tuổi sở hữu khối tài sản gần… 73 tỉ đồng

Thiên tài hội họa 11 tuổi sở hữu khối tài sản kếch xù 
 Mới 11 tuổi nhưng thiên tài hội họa “nhí” này đã có tới 9 triển lãm tranh. Cha mẹ của tỉ phú “nhí” cho biết giờ đây họ phải thuê một cố vấn tài chính để giúp quản lý những khoản thu nhập kếch xù của con. 


Bộ sưu tập tranh gồm 40 bức của một cậu bé người Anh 11 tuổi, sống ở hạt Norfolk, đã được định giá 400.000 bảng Anh (tương đương 14,5 tỉ đồng) bởi các chuyên gia trong lĩnh vực hội họa ngay khi nó còn chưa chính thức ra mắt.
Cậu bé Kieron Williamson đã bắt đầu cầm cọ vẽ từ năm lên 5, hiện cậu được coi như một thiên tài hội họa của Anh. Bộ tranh mới nhất gồm 40 bức của Kieron sẽ được đem trưng bày triển lãm trong những ngày tới đây, ngay lập tức, nó đã được định giá “khủng”.

Thiên tài hội họa 11 tuổi sở hữu khối tài sản gần… 73 tỉ đồng 
Một bức tranh khắc họa tu viện St. Benet ở hạt Norfolk, Anh, nằm trong số 40 bức sắp được đem triển lãm của Kieron.

Mới 11 tuổi nhưng Kieron đã có tới 9 triển lãm tranh. Triển lãm lần thứ 9 này được cậu bé thực hiện nhằm mục đích kỷ niệm 40 năm ngày mất của họa sĩ Anh Edward Seago, một người mà cậu đã chịu nhiều ảnh hưởng trong quá trình sáng tạo mỹ thuật.
Triển lãm tranh lần thứ 9 này gồm 40 bức chưa từng công bố, được sáng tạo bằng chất liệu sơn dầu, màu nước và phấn màu. Những bức tranh của Kieron bán rất chạy, vì vậy, ngay khi thông tin về triển lãm mới của cậu được công bố, người ta đã nhanh chóng ước tính giá trị của loạt tranh mới, bởi chẳng mấy chốc chúng sẽ được bán “hết veo”. 


Thiên tài hội họa 11 tuổi sở hữu khối tài sản gần… 73 tỉ đồng 

Mới 11 tuổi nhưng nhờ khối tài sản lớn kiếm được từ việc bán tranh, Kieron đã mua được nhà cho cha mẹ từ năm lên 8.

Những bức tranh trong triển lãm lần này của Kieron vẫn xoay quanh chủ đề quen thuộc của cậu bé - cảnh vật thiên nhiên và địa danh nổi tiếng. Tính đến nay, Kieron đã kiếm được hơn 2 triệu bảng Anh (gần 73 tỉ đồng) từ việc vẽ tranh.
Giờ đây, mong muốn của Kieron là có thể ra nước ngoài du lịch để vẽ tranh, bởi Kieron thường chỉ thích vẽ cảnh quan thiên nhiên, mà cậu đã đến thăm gần hết những địa danh nổi tiếng ở Anh.
Cha mẹ của Kieron cho biết giờ đây họ phải thuê một cố vấn tài chính để giúp việc quản lý những khoản thu nhập kếch xù của cậu con trai nhỏ. 

Thiên tài hội họa 11 tuổi sở hữu khối tài sản gần… 73 tỉ đồng

Bức “Ánh nắng mặt trời đan xen hòa sắc” - một trong 40 bức tranh mới sẽ tham gia vào triển lãm sắp tới của Kieron.
Những buổi đấu giá tranh của Kieron thường diễn ra rất nhanh chóng, các bức tranh được bán "hết veo" chỉ trong vòng vài chục phút, và mang về cho cậu những món tiền khổng lồ.
Cậu bé 10 tuổi Kieron Williamson được người Anh tự hào so sánh với danh họa Claude Monet của Pháp, một họa sĩ nổi tiếng ở dòng tranh phong cảnh. Bản thân Kieron cũng chỉ thích vẽ tranh phong cảnh nên cậu thường được gọi là “Monet nhí”.
Kieron bắt đầu vẽ tranh phong cảnh cách đây 5 năm, nhân dịp gia đình có một chuyến đi chơi xa. Kể từ đó tới nay, mỗi khi gia đình đi chơi ở đâu, Kieron đều lấy cảm hứng vẽ tranh từ những chuyến đi đó.
Kieron đã khiến giới hội họa bất ngờ trước khả năng vẽ tranh phong cảnh của cậu. Những gam màu mà cậu bé 10 tuổi pha trộn khiến người xem phải kinh ngạc.




Thiên tài hội họa 11 tuổi sở hữu khối tài sản gần… 73 tỉ đồng

Hiện giờ, giá bán tranh của Kieron dao động từ khoảng 2.500 bảng Anh (90 triệu đồng) đối với một bức tranh màu nước cỡ nhỏ cho tới 30.000 bảng Anh (1 tỉ đồng) cho một bức tranh sơn dầu cỡ lớn.
Với số tiền kiếm được, Kieron giúp cuộc sống của gia đình dễ chịu hơn, đồng thời, cậu bé đầu tư thêm bằng cách mua tranh của những họa sĩ tên tuổi.
Cha của Kieron vốn là một chuyên gia mua bán tranh, ông chia sẻ rằng: “Những người trong nghề đều nghi ngờ liệu giá trị những bức tranh của Kieron có tiếp tục tăng lên. Quả thực những tác phẩm mà cháu thực hiện đã tạo thành một hiện tượng kỳ lạ. Chúng tôi không đặt ra bất cứ áp lực nào cho cháu, cháu chỉ vẽ những gì cháu thích”.
Những tác phẩm của Kieron vẽ ra giờ đây được các triển lãm mời gọi tham dự. Nhờ đó, giá trị tranh của cậu tăng lên không ngừng.
Tài năng của Kieron được những người trong nghề nhận định là vẫn đang tiếp tục phát triển và ngày càng trở nên ấn tượng hơn. Kể từ sau khi hoàn tất chương trình tiểu học, Kieron đã học tập ở nhà cùng với gia sư riêng để có thể tập trung hơn vào việc vẽ tranh.


Thiên tài hội họa 11 tuổi sở hữu khối tài sản gần… 73 tỉ đồng

Trước khi đến với hội họa đích thực, cậu bé thường vẽ những con khủng long đủ màu. Giờ đây, với số lượng tranh sáng tác ngày càng lớn, cha của Kieron dự định sẽ thành lập một triển lãm tranh cho con trai tại nhà riêng.
Hiện tại Kieron cũng phải nộp thuế như bất cứ người trưởng thành nào, thậm chí hóa đơn thuế của cậu còn lớn hơn nhiều người khác.
Khi không vẽ tranh, Kieron cũng rất thích chơi thể thao, cậu bé khỏe mạnh và vui tươi, đúng với lứa tuổi của mình.
Hiệp hội Họa sĩ Hoàng gia Anh từng khen ngợi Kieron và gọi cậu là “tương lai của nền mỹ thuật nước nhà”.

Thiên tài hội họa 11 tuổi sở hữu khối tài sản gần… 73 tỉ đồng

Kieron khá thông minh, vì vậy, cha mẹ cậu hy vọng con trai có thể đẩy nhanh quá trình học tập và sẽ tốt nghiệp trung học vào năm 13-14 tuổi. Bình thường ở Anh, học sinh tốt nghiệp trung học năm 16 tuổi.
Có những giai đoạn, cậu bé vẽ liên tục hàng tháng trời để rồi sau đó, Kieron sẽ nghỉ ngơi vài tuần, điều đó khiến lịch học của cậu không thích hợp với việc học ở lớp cùng với các bạn.
Chiêm ngưỡng một số tác phẩm hội họa của thần đồng hội họa “nhí” Kieron Williamson:

Bích Ngọc
Bích Ngọc
 

Bích Ngọc

Bích Ngọc
Bích NgọcBích Ngọc
Bích Ngọc
Bích Ngọc

Bích Ngọc

Bích Ngọc
Bích NgọcBích Ngọc

Bích Ngọc
Bích NgọcBích Ngọc
 
Song Phương chuyển
Bích NgọcTheo BBC/Daily Mail

Những Câu Châm Ngôn Hay Về Cuộc Sống

cuoc song vui ve
     Đôi khi, trong cuộc sống, có những thời điểm mà tất cả mọi thứ đều dường như chống lại bạn, đến nỗi bạn có cảm tưởng mình ko thể chịu đựng thêm một phút nào nữa. Nhưng hãy cố đừng buông xuôi và bỏ cuộc, vì sớm muộn gì mọi thứ rồi cũng sẽ thay đổi. [ Harriet Beecher Stowe ]

    Có một nghịch lí: Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi - chứ không phải nắm giữ thật chặt. [ Christopher Hoare ]

    Khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng ta.......Khi đêm đến bạn sẽ thấy những vì sao.....


    Bạn chớ nên bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi.

Không có gì là hoàn toàn bế tắc, sự việc chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.

    Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta.

    Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng, mà ở hướng ta đang đi.

    Niềm tin là một sức mạnh có thể biến điều không thể thành điều có thể.

    Người ta có thể quên đi điều bạn nói, nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì không bao giờ nhạt phai.

    Thật dễ nuối tiếc về một điều gì đó đã mất đi nhưng sẽ rất khó nhận ra và trân trọng những gì ta đang có...

    Niềm tin vào chính mình có sức mạnh xua tan bất kì sự hoài nghi nào của người khác.

    Khi tự nhìn nhận cuộc sống của mình đã hoàn hảo, không còn mục đích lớn lao gì nữa thì có nghĩa là cuộc sống của bạn đang mất đi rất nhiều ý nghĩa.

    Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại.

    Cách nhìn sự việc quan trọng hơn những gì đã diễn ra.

    Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ hãi.

    Với thế giới, bạn chỉ là một hạt cát nhỏ - nhưng với một người nào đó, bạn là cả thế giới của họ.

    Nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của một người thì có lẽ bạn sẽ thất vọng, nhưng nếu bạn nhìn một người theo cách mà bạn mong muốn thì nhất định họ sẽ trở thành người như bạn mong đợi.

    Chúng ta sẽ nhận lại những gì chúng ta cho đi.

    Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.

    Cuộc sống không bao giờ là bế tắc thực sự hay có khái niệm mất tất cả một khi bạn còn có niềm tin.

    Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng.

    Không tin vào chính mình - tức là bạn đã thất bại một nửa trước khi bắt đầu.

    Sự chia sẻ và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời.

    Cho dù hoàn cảnh hiện tại có tồi tệ thế nào đi nữa, sẽ ko có thời điểm nào cho sự bắt đầu tốt hơn là ngay từ bây giờ.

    Những kí ức và kỉ niệm đẹp sẽ giúp con người vượt qua những thử thách của cuộc sống.

    Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội.

    Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.

    Sự thay đổi của cuộc sống là điều không thể tránh khỏi - Việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua mà thôi.

    Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết - mà chính là ở ý chí.

    Hãy làm những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường.


Sưu tầm từ : http://fandung.blogspot.com/2009/04/nhung-cau-cham-ngon-hay-ve-cuoc-song.html
Người con gái sông Hương 
 ( Một Câu Chuyện Có Thật)
Một thời để yêu

Cuộc chiến Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu cuộc tình éo le sầu thảm.

Một thời để yêu và một thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm ngục tù, anh trở về , em đã đem con qua Mỹ và đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông Hương mà tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.







 Cô Lan Hương






Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc.
Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972.
Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã.
Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế... và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.

Cô Lan Hương

Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ.
 
Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.

Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử.
Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ.

Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi.

Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi tưởng như trong phim ảnh.
Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm nhập vào da thịt.





 







 Hình  Lan Hương với quân phục Thủy Quân Lục Chiến 

Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972 Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào.
Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường.

Cô sống trong những cơn ác mộng ngày đêm, không đêm nào là không có cơn mộng dữ. Ðứa con đầu lòng đã sống trong niềm lo bất tận của mẹ.

Tiếp theo là 1 tin vui trong giai đoạn mới của binh nghiệp. Trung tá Nguyễn đổi về Saigon làm trung đoàn trưởng 1 trung đoàn bộ binh. Mặt trận miền Ðông cũng không kém phần ác liệt, tuy nhiên không khí thủ đô làm cho gia đình có được những giây phút tương đối an toàn.
Mới đây, từ bên Arizona, đọc những bài viết về trận Quảng Trị và dự trù làm phim, cô
Lan Hương đã viết cho gia đình tôi một đoạn email.

“Ðọc những chuyện về trận Quảng trị 37 năm về trước, em hết sức xúc động. Ðó là một phần cuộc đời của em không bao giờ quên được. Cuộc đời làm vợ lính thủy quân lục chiến, làm mẹ lần đầu. Và do những tình cờ em lại quen biết với gia đình anh chị suốt bao năm nay.”

 Tháng Tư, ngày định mệnh

Mặc dù là bạn cùng khóa, nhưng tôi không hề biết về gia cảnh của trung tá Nguyễn. Hai tuần trước ngày 30 tháng 4-1975, tôi có dịp đi cùng người anh của Nguyễn lên chiến trường miền Ðông để thăm trung đoàn tại Bến Cát. Anh của Nguyễn là trung tá Tâm, cùng làm việc với chúng tôi tại Tổng Tham Mưu.
Xem tình hình tại chỗ, thấy hoàn cảnh của Nguyễn, với trách nhiệm chỉ huy tại chiến trường, rõ ràng là việc di tản hoàn toàn không có điều kiện.

Sáng 30 tháng 4-1975, chúng tôi đi bằng tàu quân vận tại Khánh Hội, theo sau đoàn tàu Hải quân. Gia đình anh Tâm chạy theo chúng tôi lại có cả cô em dâu và 1 đứa con 3 tuổi. Cô em dâu lại đang mang bầu, chính là Lan Hương của trung tá Nguyễn. Người con gái sông Hương của thủy quân lục chiến và đứa con trai là thằng bé ra đời trong thời gian mùa hè 72 tại Quảng trị.

Mang bầu đứa con thứ hai, với thằng bé 3 tuổi, chạy theo anh chị, xuống tàu ra khơi. Lúc đó, thực sự tất cả chúng tôi cũng mơ hồ không biết đi đâu. Có thể về miền Tây, ra Phú quốc, ra Côn sơn theo Hải quân hay chờ tàu Mỹ vớt. Nhiều gia đình hy vọng thoát cơn hồng thủy, nhưng Lan Hương tan nát trong lòng. Biết thế này em ở lại Saigon chờ anh Nguyễn.

Sau cùng, trải qua chuyến hải hành đầy nước mắt, mẹ con theo anh chị đến đảo Guam thì cô quyết định xin ghi danh theo con tàu Việt Nam Thương Tín để trở về. Tuy nhiên vì sắp đến ngày sanh, lại thấy những người xin về có những hoạt động đấu tranh quá dữ dội nên sau cùng cô ở lại. Khóc thì vẫn khóc.
Qua đến miền đông nước Mỹ, Lan Hương sanh đứa con trai thứ nhì trong trại tỵ nạn Fort Chaffee đặt tên là thằng Việt.

Họ Ðạo miền Trung Mỹ bảo trợ cho Lan Hương nuôi con. Hai đứa bé còn thật nhỏ. Những bà vú Hoa Kỳ tình nguyện thay phiên đến trong nhà trông con để mẹ đi học. Xứ Huế với dòng sông Hương, gia đình cha mẹ, các em vẫn xa tít mù khơi. Không có tin tức gì về anh Nguyễn. Nào biết còn sống hay chết. Ðã đi tù hay mất tích.

Những buổi tối mùa đông của miền băng giá, cô vẫn lặn lội đi học. Xa cách những vùng có đông người Việt. Gia đình anh chị bên nhà Nguyễn cũng bận rộn về sinh kế. Những đứa con còn nhỏ dại. Cô sinh viên văn khoa của sông Hương lầm lũi trở thành bà mẹ trẻ học trò tỵ nạn trong kiếp sống cô đơn.

 Lỡ bước sang ngang

Trong hoàn cảnh đó, trải qua gần 5 năm hấp thụ nền văn minh Mỹ quốc, Lan Hương gặp ông giáo sư dạy chương trình điện toán. Ông thầy Mỹ cũng đã ly dị vợ từ lâu đem lòng thương yêu cô gái Việt và xin cưới.
Trung tá Tâm, anh của Nguyễn, điện thoại cho chúng tôi nói rằng 2 người đến nói chuyện để xin phép được lập gia đình. Tuy là vai anh chồng và là bác của những đứa con nhưng làm sao trả lời được.
Ai mà có thể quyết định Yes hay No.

Nếu không đồng ý thì cũng không ngăn cản được. Vả lại, nếu cô Hương ở vậy làm sao nuôi con thành người . Những đứa nhỏ sắp sửa vào trường. Rồi trung học, đại học. Tin nhà không có. Biết Nguyễn sống chết ra sao và sẽ chờ đến bao giờ.

Hơn nữa cũng chẳng phải thuần túy vì sinh kế. Cô gái sông Hương ngày xưa đã có một thời nhiệt tình để yêu. Ðã có can đảm bỏ nhà đi theo sư đoàn thủy quân lục chiến.
Ngày nay nàng đã tìm thấy hơi ấm tình yêu mới bên cạnh ông thầy đại học vào những lớp tối mùa đông. Cô ở vào tuổi 30 khi gặp anh chàng người Mỹ, cũng cao lớn đẹp trai vững vàng như trung tá Thủy quân lục chiến của mùa hè Quảng Trị ngày xưa.

Ngày cưới đã ấn định. Tháng 7 năm 1980. Hai đứa con trai nhỏ vô tư vui vẻ làm quen với người cha Hoa Kỳ bao dung và tận tụy.

Nhưng số mệnh vẫn còn nhiều cay đắng. Ba ngày trước khi làm đám cưới, Lan Hương nhận được thư nhà từ Huế gửi qua. Kèm theo là mẩu giấy nhỏ nhắn tin của Nguyễn, còn sống, vẫn ở tù, chẳng biết ở đâu. Không biết còn sống được bao lâu. Nhưng còn sống.
Lan Hương nhớ lại, những ngày xa xưa của năm 80, gần 30 năm về trước là những giờ phút hết sức trăn trở. Vui mừng cho 2 đứa con vẫn còn bố. Nhưng bẽ bàng cho duyên phận. Sau cùng, đám cưới vẫn tiến hành qua những ngày đầy nước mắt.

Rồi ngày tháng trôi qua, cuộc sống trên đất Mỹ với người chồng yêu thương, hết sức quân tử đã tạo thành 1 gia đình kiểu mẩu. Lan Hương có nhiều cơ hội giúp đỡ cha mẹ và các em. Gửi quà về tiếp tế cho Nguyễn trong trong trại tù từ Bắc vào Nam.
Từ trong trại, anh Nguyễn mơ hồ biết là vợ con đã qua Mỹ nhưng không có nhiều tin tức. Sau hơn 13 năm “ lao động cải tạo “ người anh hùng TQLC một thời được trở lại Saigon.

 Biết tin vợ con hạnh phúc trong gia đình mới. Anh tìm lại người vợ cũ, làm hồ sơ HO đưa tất cả qua Hoa Kỳ. Ðịnh cư tại miền Trung Mỹ. Tuy giấy tờ là 1 gia đình nhưng Nguyễn vẫn sống độc thân như thời kỳ trước 75 . Gia đình mới của Lan Hương bây giờ đã dọn qua sống tại miền Tây.

Anh trở về, dang dở đời em...

Mùa xuân năm 1991, cô gái sông Hương giờ đây đã 40 tuổi, đem 2 con qua miền Ðông gặp bố lần đầu tiên. 
Trước khi đi, người chồng Mỹ cầm tay Hương mà nói rằng: “Em hãy đi và thử hỏi lòng mình 1 lần cho rõ ràng. Nếu đây là lần chúng ta chia tay, anh cũng đành chấp nhận. Chuyện của chúng ta sau 10 năm, đến đây là đoạn cuối. Nhưng nếu em trở lại, thì xin nói lời chia tay rõ ràng với Mr. Nguyễn. Ðối với anh, Nguyễn luôn luôn là 1 người anh hùng. Nếu cần thì anh cũng phải hy sinh. Cảm ơn em đã cho anh một gia đình trong 10 năm hạnh phúc.

Tiếp đến cuộc gặp gỡ đầy đau thương của vợ chồng và bố con ông HO. Trời mùa đông Hoa Kỳ hình như có cả cơn gió Lào thổi về Quảng trị. Nguyễn cũng có tâm trạng ước mong đoàn tụ nhưng rồi chợt biết là đã ngàn trùng xa cách. Nàng đã có gia đình mới. Mẹ con thấm nhuần văn hóa Mỹ. Anh không thể và cũng không có khả năng phá vỡ được bức tường ngăn cách đã xây dựng từ 15 năm qua.
Ðành để cho định mệnh đóng vai trò quyết định. Dự trù ra đi 1 tuần nhưng 4 ngày sau Lan Hương đã đem con trở về với ông bố Mỹ. Và 1 lần nữa người cha Hoa Kỳ sung sướng đón mẹ con Việt Nam trong vòng tay mở rộng. Gia đình Lan Hương sống tại San Francisco nên có cơ hội gần gia đình chúng tôi như cô em gái. Chúng tôi biết hết gia cảnh, và cô cũng vui lòng kể hết chuyện đời.

Cay đắng nở hoa...

Tháng 5 năm 2002, chúng tôi nhận được thiếp mời đi dự đám cưới cháu Việt tại Arizona. Bác sĩ Việt 27 tuổi lấy cô vợ Mỹ, bạn học thời sinh viên tại nơi tiểu bang đồng khô cỏ cháy nhưng mang đầy truyền thống hết sức Hoa Kỳ.

Gia đình nhà vợ giàu có và bề thế. Bạn bè anh chị em nhà cô dâu Mỹ rất khích động ồn ào khi đón được chú rể bác sĩ Việt Nam đẹp trai độc đáo như tài tử Kong Fu Bruce Lee.
Lễ cưới cử hành long trọng tại nhà thờ. Ông bố vợ đại diện gia đình nhà gái chào mừng nhà trai và quan khách. Nhà trai của bác sĩ Việt gồm cả 2 quốc gia Hoa Kỳ-Việt Nam từ bốn phương kéo về.
Ông bố chồng Hoa Kỳ đứng lên giới thiệu ông bố chồng Việt Nam là trung tá Nguyễn của chúng ta. Vị giáo sư điện toán của đại học nói rằng đây là người anh hùng Thủy quân lục chiến Việt Nam, đã chiến đấu 20 năm cho miền Nam tự do từ Tết Offensive 68 cho đến Easter Offensive 72. Ðã trải qua hơn 13 năm làm tù binh trong trại tù cộng sản. Mr. Nguyễn là anh hùng của ngày xưa và là anh hùng của ngày hôm nay. 





 Hình 3 người cha của bác sĩ Việt, Cha nuôi, Cha ruột và Cha vợ



Với tư cách là bạn bè và là khách của nhà trai, tôi có dịp lên tiếng nhắc lại những ngày Nguyễn chiến đấu tại Quảng Trị, những ngày anh ở lại Bến Cát cho đến khi Tư lệnh sư đoàn tự vẫn và ông bị bắt vào tù. Mrs. Nguyễn mang bầu đi cùng chúng tôi ra khơi, được tàu Mỹ vớt, sanh cháu Việt trong trại tỵ nạn. Ðặt tên Việt để nhớ mãi về quê hương. Và hôm nay... Không khí cảm động và hơi căng thẳng, nên chúng tôi tìm cách kết luận nhẹ nhàng,... và hôm nay, Dr.Việt bỏ người cha Marin Corp Việt Nam và cả người cha giáo sư đại học Hoa Kỳ để về ở rể với người cha vợ Arizona chỉ vì cậu bác sĩ của chúng tôi đi theo tiếng gọi của ái tình...
 
Tiếp theo, MC là em gái của cô dâu giới thiệu bà mẹ Lan Hương đi lên chứng kiến lễ cưới của con trai. Ông chồng cũ Việt Nam đi 1 bên, ông chồng hiện tại Hoa Kỳ đi 1 bên. Cô gái sông Hương khoác tay cả 2 chàng đi lên bàn thờ. Quan khách vỗ tay tán thưởng còn nhiều hơn là dành cho cô dâu chú rể.
Trong đời chúng tôi, chưa từng dự 1 đám cưới nào như vậy. Chú rể mới chụp hình kỷ niệm với 3 ông bố. Bức hình là một di tích lịch sử của gia đình.

 Họp khóa mùa Xuân

Tháng 3 năm 2004, kỷ niệm 50 năm của 1 khóa quân trường. Anh em chúng tôi vào trường Ðà lạt tháng 3 năm 1954. 50 năm sau anh em gặp lại tại Orange County, điểm danh xem ai còn ai mất.
Cô Lan Hương đến dự đi cùng gia đình chúng tôi. Anh Nguyễn độc thân từ miền Ðông về gặp anh em. Ði cùng gia đình trung tá Tâm, chúng tôi đều là những ông già 70 tuổi.
Riêng cô gái sông Hương vẫn còn trẻ như ngày xưa. Anh em họp mặt hết sức cảm động. Giới thiệu từng trung đội của năm 1954 xa xôi. Thời gian đó chúng tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Ðến năm 1975 thì bao nhiêu mộng đẹp bay ra thành khói tan theo mây chiều.
Từ Vũ thế Quang, Nguyễn hữu Luyện và anh Nguyễn của đại đội 5, cho đến các bạn của đại đội 6 như Lại Thọ, Trần quốc Lịch, Lê xuân Ðịnh.

 Tiết mục sau cùng là người đẹp trao vòng hoa chiến thắng một đời cho các chiến sĩ cao niên. Chị Thiều, nữ sinh Sài Gòn trao vòng hoa cho nhẩy dù Ngô quang Thiều như chuyện tình năm xưa của thời chiến dịch Hoàng Diệu. Lan Hương của xứ Huế trao hoa cho anh Nguyễn, thủy quân lục chiến.
Bây giờ anh Thiều và một số bạn khác đã ra đi, nhưng Nguyễn và Lan Hương vẫn còn đây. Vẫn là cha mẹ của những đứa con, là ông bà của các cháu, nhưng chàng trai Hà Nội và cô gái xứ Huế chỉ còn biết nhau trong tình bạn.
Vì đây là chuyện thật nên vào tháng 10 năm nay 2009, nếu các bạn tò mò muốn biết mặt những nhân vật từ trong tiểu thuyết bước ra cuộc đời, thì xin đến San Jose. Khóa chúng tôi họp mặt lần cuối, kỷ niệm 55 năm kể từ khi ra trường tháng 10 năm 1954.
Sau này, có lẽ lực bất tòng tâm. Năm 2014 kỷ niệm 60 năm nhập ngũ, anh em chúng tôi sẽ tổ chức tại gia. Nhà ai nấy làm. Chỉ có thể mời cô Lan Hương đến dự. Vì cô gái sông Hương mãi mãi tuổi 20.

Nguồn : Internet.

BẠN HÃY LÀ 1 TẤM GƯƠNG TỐT NHA

 

Dấu chân, dau chan
Một chiều đông, tuyết rơi nặng hạt. Một người đàn ông say rượu đang lảo đảo bước đi trên tuyết. Cậu con trai 14 tuổi của ông sau khi ngồi chờ cha mình ngoài quán rượu cũng lẽo đẽo theo cha về nhà. Cậu đặt bàn chân nhỏ bé của mình lên những dấu chân hằn sâu trên tuyết mà cha cậu để lại. Những bước chân ngả nghiêng chao đảo. Bất chợt người đàn ông quay lại, nhìn thấy con mình bước thấp bước cao, dáng vẻ như người say rượu, ông gắt gỏng hỏi nó với giọng lè nhè :


- Mày đi kiểu gì vậy ?

Cậu bé trả lời:

- Dạ con đi theo bước chân của cha!

Sự gương mẫu đối với trẻ em là yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục. Chúng ta có thể huyên thuyên giảng giải trong hàng giờ đồng hồ song chúng chẳng nhớ bao nhiêu, thế nhưng những gì chúng nhìn thấy sẽ để lại những ấn tượng rất sâu đậm. Rồi đến một ngày, chúng ta nhìn thấy con em chúng ta nói những lời giống hệt như ta, giận dữ hệt ta, hống hách hệt ta, lười biếng hệt ta … Và chúng sẽ trả lời với ta rằng :”Con đang bước theo bước chân của ba mẹ!”.

Sưu tầm.

Nguyên do đâu người tốt hay gặp xui xẻo?

China-story-7

Đôi lúc mọi người tự hỏi tại sao người tốt lại chịu quá nhiều khổ cực, và liệu rằng có tồn tại một thứ gọi là thiên lý hay không. Dưới đây là một câu chuyện dân gian Trung Quốc nhằm giải thích cho câu hỏi cổ xưa này-một câu hỏi đã được đặt ra trên khắp các vùng đất. Đây là một cách nhìn nhận từ văn hóa Trung Quốc cổ đại về lý do chuyện xấu lại xảy đến với những người tốt.
Thuở ấy ở một làng nọ có một cậu bé tàn tật chừng mươi tuổi, gẫy chân, sống một cuộc sống ăn xin nghèo khổ. Trước làng là một con suối lớn. Vì không có cầu, nên dân làng muốn qua suối là phải lội, rất bất tiện, nhất là đối với những người già vào mùa nước lũ.

China-story-1

Nhiều năm đã qua đi như vậy, cho đến một hôm người ta thấy cậu bé ăn xin què quặt gom những tảng đá lớn về bên suối. “Cháu muốn xây cầu để mọi người đi lại thuận tiện”, cậu giải thích. Người làng cho đó là chuyện khôi hài của một cậu bé khùng nên không để ý đến.

China-story-2
Nhưng đống đá dần dần lớn lên qua tháng năm trở thành một cái gò, và dân làng bắt đầu hiểu ra. Nhiều người cũng góp thêm sức vào, chẳng mấy chốc đã đủ đá xây cầu. Rồi người ta thuê thợ xây dựng đến làm.



Trong quá trình cùng làm, cậu bé bị mảnh đá bắn vào mắt và mù cả hai mắt. Người dân lấy làm thương cảm lắm. Nhưng cậu bé, mặc dù dã què lại thêm mù, vẫn không một lời ca thán và cố gắng trong khả năng của mình cùng góp sức xây cầu với dân làng.
Cuối cùng, sau những tháng ngày nhọc nhằn vất vả, cây cầu đã được xây xong. Dẫu không nhìn thấy gì, nhưng trên khuôn mặt của cậu hiện một nụ cười rạng rỡ.
Đột nhiên một tiếng sấm nổ vang dù trời quang mây tạnh. Và người ta thấy rằng cậu bé ăn mày đáng thương đã bị sét đánh chết ngay trên chiếc cầu mới xây trên mặt đất.



Bấy giờ nhằm lúc Bao Công đi thị sát qua làng. Dân làng kéo ra kêu oan với Bao Công, rằng tại sao trời xanh lại hại người tốt. Trước câu chuyện quá thương tâm, và cảm thấy quá bất công, Bao Thanh Thiên chẳng cầm nổi lòng mình, bèn viết “宁行恶勿行善” (ninh hành ác vật hành thiện: thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện).

China-story-5

Trở về kinh đô sau chuyến công du, Bao Công cảm thấy rất vướng mắc về việc này, nhất là về những gì ông đã viết trong lúc không dằn được lòng mình. Trong bản tấu trình, ông đã không báo cáo lên nhà Vua về sự kiện hy hữu đó.
Nhà Vua hôm ấy mời Bao Công đến chơi và dẫn Bao Công đến gặp hoàng tử mới ra đời trong lúc Bao Công đi thị sát ngoại tỉnh. Hoàng tử trông khôi ngô nhưng mắc tật khóc suốt ngày. Nhà Vua cũng muốn hỏi Bao Công xem có cách nào cho hoàng tử hết khóc.



Bao Công thấy hoàng tử da dẻ trắng trẻo mịn màng, và trong lòng bàn tay dường như có một hàng chữ. Ghé mắt vào nhìn kỹ thì chính là “宁行恶勿行善”! Quá bất ngờ và xấu hổ, Bao Công lấy tay để xoá, và kỳ lạ thay, ông vừa vuốt qua thì dòng chữ biến mất. Hoàng tử nín khóc tức thì.
Nhà Vua rất đỗi ngạc nhiên, hỏi tại sao lại như thế. Bao Công sợ hãi quỳ xuống kể lại hết đầu đuôi câu chuyện, và xin Vua xá tội vì đã không báo cáo về chuyện này trong bản tâu trình. Vua bèn ra lệnh Bao Công phải điều tra cho rõ vụ việc.
Đêm ấy Bao Công ngả đầu lên chiếc gối “âm dương địa phủ” và lập tức trong mộng đi đến cõi âm gian. Diêm Vương kể cho ông rằng hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài phải trả nghiệp ác ấy trong ba đời: đời thứ nhất què cụt, đời thứ hai mù loà, và đời thứ ba bị sét đánh chết. Nhưng khi què quặt xin ăn, cậu bé đã luôn vì người mà làm việc tốt, nên Thần đã rút lại thời gian trả nghiệp và khiến cậu bé ăn xin bị mù. Sau khi mù, cậu bé đã không những không oán thán ai hết mà vẫn luôn vì người làm điều thiện. Vì lý do ấy mà Thần đã an bài lại một lần nữa để cậu bé trả hết nghiệp trong một đời. Diêm Vương nói với Bao Công: “Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn có phúc phận chuyển sinh làm hoàng tử.”

China-story-7
 
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
 
Đại Ky Nguyên

 

Tuesday, April 14, 2015

Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? (4 – 5 tuổi)


Khi bé chuyển sang giai đoạn 4 tuổi, điều quan trọng nhất trong cách dạy con của người Nhật đó chính là sáng tạo. Trẻ 4 tuổi ở Nhật được khuyến khích sáng tạo mọi lúc, mọi nơi và với bất kỳ sự việc nào trong cuộc sống. Đây chính là điểm trọng tâm nhất bởi ở tuổi này, bé đã phát triển não bộ đến giai đoạn không chỉ dừng lại ở khám phá những sự vật, hiện tượng xung quanh bằng những giác quan thông thường nữa, mà đã biết suy nghĩ và tìm tòi nhiều hơn. Sáng tạo đòi hỏi bé phải động não và tư duy nhiều hơn, thay vì chỉ học cách ghi nhớ và làm theo những gì người lớn dạy như trẻ 2 tuổi hay 3 tuổi. Chính vì đòi hỏi sự giáo dục về tư duy nhiều hơn, sáng tạo hơn nên người Nhật cũng có những phương pháp giáo dục đặc biệt cho con mình khi bé lên 4.

Tư duy sáng tạo rất cần trong xã hội hiện nay

Là bố mẹ thì ai cũng mong con mình thông minh, sáng tạo, tương lai trở thành những người có ích, thành đạt trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu như không có những phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ làm cho trẻ phát triển lệch lạc rồi thì sau này rất khó hoặc không thể sửa chữa hoặc thay đổi được. Nếu cứ duy trì sự giáo dục như hiện nay thì sẽ không thể có được những em bé ưu tú. Theo lời tiến sĩ Jou­ji.W.Bea­tle của trường đại học Chica­go , người đã từng đoạt giải No­bel đã nói “Thể chế giáo dục hiện nay đang làm mất đi cơ hội phát triển của trẻ nhỏ. Là bởi vì chúng sống trong thời đại thiếu tình thương. Khả năng học tập của trẻ sút kém. Người lớn không có tai nghe lời con trẻ. Đấy là những điểm phải sửa đổi”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bố mẹ – những bậc phụ huynh trong xã hội hiện đại này phải hiểu được điều gì là đúng đắn, điều gì là cách dạy con tốt nhất để trẻ phát triển hoàn thiện tư duy và trí não để đạt được thành công sau này.

nguoi-nhat-day-con-thong-minh-the-nao-sau-4-tuoi

Cách dạy con của người Nhật chú trọng sáng tạo từ khi 4 tuổi
Trên thế giới, người Nhật đã làm điều này rất tốt và họ đã phát triển trí thông minh cùng sự sáng tạo của những đứa trẻ giai đoạn sau 4 tuổi một cách tuyệt vời. Đất nước Nhật Bản ngày càng phát triển một cách vượt bậc và những đứa trẻ Nhật luôn có những cách suy nghĩ, tính toán cực kì thông minh và đáng nể. Chúng ta, những ông bố bà mẹ của thời đại phát triển này, nên học theo họ để theo kịp những gì hiện đại và tốt nhất dành cho trẻ con của xu hướng mới hiện nay. Nếu muốn dạy trẻ thành những con người có đầu óc và khả năng sáng tạo, thì chính chúng ta phải hiểu được óc sáng tạo và khả năng sáng tạo của trẻ là như thế nào.

Tính sáng tạo, năng lực sáng tạo có được ở một con người là khả năng không hoàn toàn do bẩm sinh ở một đứa trẻ, nó chính là từ khi biết nhận thức và suy nghĩ, trẻ sẽ có những suy nghĩ mới mẻ ưu việt hơn so với những gì được chỉ bảo, được “bày sẵn” và dập khuôn vào trong trí não của trẻ. Sáng tạo làm cho mọi thứ được tốt hơn và phát huy những tác dụng không bao giờ có điểm dừng của bất kì một hiện tượng nào trong thế giới của trẻ. Đây là một tố chất đặc biệt mà mỗi đứa trẻ đều nên có được và đó là điều cơ bản quyết định một đứa trẻ có thực hiện được các công việc một cách tốt nhất không. Tuy nhiên, có một điều lưu ý rằng tính sáng tạo không nhất thiết liên quan đến chỉ số thông minh cao. Bởi thông minh chưa chắc đã đưa ra được những câu hỏi hay những lời giải đáp mà trước nay không ai nghĩ đến và có suy nghĩ khác. Vậy, dạy trẻ thành người có óc sáng tạo có khó không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu xem cách dạy con sáng tạo của người Nhật như thế nào để tự đánh giá về điều này nhé.

nguoi-nhat-day-con-thong-minh-the-nao-sau-4-tuoi-3

Trẻ 4 tuổi đã có thể biết tư duy và suy nghĩ một cách sáng chứ không ghi nhớ như khi 2, 3 tuổi

Nhiều người không biết rằng trẻ em sinh ra đã có sẵn tính sáng tạo ưu việt trong bản thân não bộ của mỗi đứa trẻ. Sự sáng tạo bước đầu của trẻ sơ sinh thể hiện từ khi mới lọt lòng trẻ đã bắt đầu ngay với những việc mà chưa từng được nhìn thấy hay dạy trước đó như biết tìm vú mẹ để bú sữa, nuốt hay khóc ngay khi vừa chào đời. Những hành vi mang tính sáng tạo này đứa trẻ nào cũng có từ bẩm sinh và phát triển dần qua năm tháng đến những lứa tuổi lớn hơn như cầm nắm vật, học đi, học nhai, học nói. Đó đều là những hành động sáng tạo bắt đầu bằng các giác quan của trẻ.
Đến tuổi lên 4, trẻ bắt đầu sáng tạo nhiều hơn nữa về cả thể chất và trí tuệ, nhưng ở tuổi này, trí não của trẻ phát triển rất tốt nên bố mẹ nên tập trung khuyến khích phát triển sáng tạo về trí tuệ và suy nghĩ của trẻ. Muốn làm được điều đó, đừng áp đặt quá nhiều những tiêu chuẩn trở thành sai lầm lớn của nhiều bà mẹ khi dạy con như là biết nghe lời răm rắp theo ý của bố mẹ, người lớn tuổi hơn, không tranh cãi, không được vượt qua những tiêu chuẩn được định trước. Chính điều này đã kìm hãm sự sáng tạo bẩm sinh mà vốn sẽ phát triển rất tốt nếu bố mẹ biết cách gợi mở và khuyến khích trẻ. Nếu đang ở trong trường hợp trên, hãy thoải mái hơn trong việc thay đổi những suy nghĩ của chính mình về việc dạy con thông minh, theo như thuyết E.P.Trans đã nói “Có sự khác nhau rất lớn trong quan niệm thế nào là đứa trẻ lí tưởng với đứa trẻ có tính sáng tạo. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này để tránh đồng hóa 2 khái niệm đó với nhau”.

nguoi-nhat-day-con-thong-minh-the-nao-sau-4-tuoi-4

Gia đình hoàng tử Nhật Bản áp dụng phương pháp giáo dục con thông minh từ nhỏ
Câu trả lời của người Nhật cho việc dạy bé từ sau 4 tuổi sáng tạo có khó không là không, hoàn toàn không khó một chút nào cả. Tư tưởng của hầu hết các bà mẹ cho rằng khi trẻ bắt đầu bước vào tiểu học thì mới cần phát triển sự sáng tạo được người Nhật cho rằng hoàn toàn sai lầm. Khi ở trong môi trường học tập, sức sáng tạo của trẻ sẽ bị gò bó rất nhiều khi phải tuân theo các nội quy trường lớp và nghe theo lời dạy của các thầy cô. Việc hòa nhập với tập thể và tham gia vào các hoạt động chung cho nhiều người cũng làm ảnh hưởng và kìm nén tính sáng tạo của trẻ. Vì phải tập trung cho những môn học trên lớp, hoàn thành đủ bài tập được giao khi đi học hoặc làm theo hướng dẫn của thầy cô mà có thể làm biến mất hẳn sự sáng tạo của mỗi đứa trẻ. Vì vậy, nếu như trước khi đi học, mà bố mẹ không hướng đến cho trẻ khả năng tự suy nghĩ và phát triển sự say mê, sáng tạo với một điều gì mà chúng yêu thích thì không nên trông mong gì sau này con của họ sẽ trở thành một người giỏi giang, thành đạt mà chỉ như là một người bình phàm mà thôi.

nguoi-nhat-day-con-thong-minh-the-nao-sau-4-tuoi-5

Nên cho trẻ 4 tuổi chơi nhiều đồ chơi thông minh cùng với đọc sách cho trẻ
Theo cách dạy con của người Nhật, để đạt được mục tiêu dạy những đứa trẻ sau 4 tuổi thông minh chính là “ Dạy con thành những đứa trẻ sáng tạo”. Dạy con kiểu Nhật chính là không lơ là con vì sẽ chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ chứ không sáng tạo. Và họ thực hiện theo những phương pháp sau:

1. Khi trẻ hỏi bất cứ một điều gì, dù có biết câu trả lời hay không, bố mẹ cũng phải nghiêm túc lắng nghe và cùng trẻ nghĩ ra cách trả lời. Đó chính là dạy trẻ phương pháp tự biết tìm lời giải.

2. Trẻ 4 tuổi trở lên nên được giải đố thường xuyên và bố mẹ nên đặt nhiều câu đố thông minh cho trẻ để bé suy nghĩ trả lời.

3. Yêu cầu trẻ tập trung khi làm bất cứ công việc nào và chỉ khi tập trung, mải mê làm việc óc sáng tạo của trẻ mới được phát huy tốt nhất.

4. Chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ 4 tuổi trở lên và có tính trí tuệ cao, phát triển trí thông minh cùng với sức tưởng tượng phong phú. Đó nên là đồ chơi thông minh , đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ghép,.. không nên chọn đồ chơi đơn giản bắt mắt mà có ít kiểu chơi.
5. Không nên để trẻ có những phút giây quá rảnh rỗi, không có việc gì làm. Hãy nghĩ ra công việc nhẹ cho trẻ làm hoặc một trò chơi bổ ích cùng bố mẹ, bạn bè để gắn kết với bé nhiều hơn.

6. Tạo cơ hội cho trẻ mở mang tầm mắt, được trải nghiệm những công việc đòi hỏi sáng tạo nhiều ví dụ như những việc sáng tạo nghệ thuật, sáng tác thơ, bài hát ,vẽ tranh…

7. Để có thể suy nghĩ sáng tạo, cần nhất vẫn là có tri thức, từ đó mới có thể suy nghĩ mà sáng tạo. Hãy luôn dạy thêm nhiều kiến thức, về nhiều mặt trong cuộc sống cho trẻ, tìm sách phù hợp với tuổi của trẻ, có thể là sách khoa học hoặc sách giáo dục.

8. Dạy trẻ thể hiện cảm xúc của bản thân, nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của mình. Trẻ ở tuổi này rất ngây thơ và còn chưa tự tin thể hiện bản thân, nên tạo môi trường sống vui vẻ, nhiều tiếng cười để trẻ thoải mái cảm nhận sự yêu thương của bố mẹ và phát biểu suy nghĩ của bản thân.

9. Coi trẻ là một thành viên thực sự trong gia đình và phân công cho trẻ những việc nhà nhẹ nhàng mà trẻ làm được cùng với các thành viên khác để trẻ hiểu được giá trị của bản thân mình.
10. Hãy cho trẻ tự có quyền quyết định những điều cơ bản thuộc về bản thân mình như ăn uống, mặc đồ, thích đi chơi ở đâu để tránh làm trẻ thụ động, và độc lập hơn trong việc thể hiện cá tính và cái tôi.

11. Tìm một việc theo kiểu thể nghiệm “performance” ( tự một mình giải quyết hoàn thành một công việc) cho trẻ thực hiện từ A đến Z mà không cần sự trợ giúp hay hướng dẫn của bố mẹ. Đó có thể là một công việc đơn giản xong dần dần tăng độ khó để trẻ hiểu có ý chí vượt qua mọi khó khăn thử thách.

12. Đừng làm trẻ sợ sự thất bại, thất bại chính là mẹ thành công và nhiều vĩ nhân, nhà khoa học, nhà phát minh vĩ đại cũng đều thành công từ sự thất bại nên đừng trách mắng, áp đặt trẻ khiến cho trẻ sợ hãi. Hãy tìm ra những điểm sai và khuyến khích trẻ không lặp lại vào lần sau.

13. Khi trẻ làm một việc gì lần đầu tiên, hãy để cho trẻ được trải nghiệm một cách vui vẻ, không quan trọng thành tích. Việc bắt ép trẻ càng làm trẻ rụt rè, không tự tin khi gặp lại nó vào lần 2, lần 3.

Nguồn: Sưu tầm