Sunday, May 31, 2015

Những tuyệt phẩm hay nhất của Duy Quang - Ngọc Lan 

Saturday, May 23, 2015


Người bạn qúi mến của tôi ...

1. Người bạn quí mến của tôi...
2. Xin hãy bảo trọng và giữ gìn sức khỏe…
3. Dù bận bịu thế nào đi chăng nữa cũng phải quan tâm tới bản thân mình.
4. Bạn bè tuy không thường xuyên liên hệ với nhau, nhưng vẫn cứ nhớ tới nhau.
5. Hãy uống ít trà sữa, không nên ăn nhiều đồ ngọt và tránh xa nguồn điện cao thế.
6. Ban ngày hãy uống nhiều nước vào, buổi tối cần uống ít đi. Không uống quá 2 cốc cà phê một ngày.
7. Hãy ăn ít thức ăn có nhiều dầu và thường xuyên đi bộ.
8. Sau 5 giờ chiều không ăn nhiều, ăn no. Mỗi ngày không uống quá 1 ly rượu.
9. Nửa giờ trước lúc đi ngủ mà uống thuốc thì cần tránh uống thuốc xong là đi nằm ngay.
10. Trung bình cần ngủ đủ 6 giờ, nếu bạn cảm thấy khó ngủ, hãy xem nằm là ngủ.
11. Không sử dụng điện thoại di động khi chỉ thị nguồn điện giảm xuống còn 1 vạch. Bởi bức xạ lúc này lớn gấp 1.000 lần so với lúc bình thường.
12. Nhớ là nghe điện thoại bằng tai bên trái, bởi nghe ở tai bên phải sẽ trực tiếp làm tổn thương đến đại não.

13. Hai điều nên nhớ: Gặp phải sự việc không vui hãy bình thường hóa nó một chút. Nhìn thế giới lờ mờ một chút.
14. Hãy “Quên đi” 3 thứ: - Quên đi tuổi tác, - Quên đi quá khứ, - Quên đi ân oán.
15. “ Cần có” 4 thứ: - Có người yêu bạn chân thành, - Có bạn tri kỷ, - Có ý tưởng hướng lên, - Có nơi ở ấm áp.
16. “ Cần” làm được 5 thứ: - Cần ca hát, - Cần nhảy múa, - Cần sự đẹp đẽ, - Cần cười vui, - Cần tha thiết, mềm mại.
17. 6 thứ “Không thể được”: - Không để đói rồi mới ăn, - Không để khát rồi mới uống, - Không để nhíp mắt lại rồi mới đi ngủ, - Không để mệt rồi mới chịu nghỉ ngơi, - Không để phát bệnh rồi mới đi khám, - Không chờ đến quá muộn rồi mới ngồi ân hận.
18. Tiếp nhận được tập tin này rồi, xin hãy chuyển nó tới từng bạn hữu mà mình quý mến! Đừng quên nhé...
19. … Chúc bạn luôn luôn vui vẻ!
 

Một người bạn

    Suy ngẫm về tuổi già   .



Khi bạn qua tuổi 60,hãy hưởng thụ những gi mình yêu thích...
"JE CROYAIS QUE VIEILLIR..." Marcelle Paponneau

...Bạn không còn nhiều thời gian ở phía trước nữa, và bạn cũng không thể mang đi những gì bạn đã có được, sẽ là vô ích nếu bạn vẫn bận tâm đến kiếm tiền và dành dụm.


Bởi thế ,bạn hãy chi tiêu những đồng tiền mà bạn đã cất giữ để đi du lịch ,mua sắm thứ bạn thích và cho đi những gì bạn có thể và đừng quan tâm đến nhận lại.

Đừng nghĩ là phải để lại tất cả những gì bạn đã kiếm được cho các con cháu ,chẳng phải thế sao ? vì bạn không hề muốn chuyển giao lại cho những kẻ sống ký sinh ,những người đang nóng lòng chờ đợi ngày chết của bạn .

Bạn cũng không cần lo lắng về những điều sẽ xảy ra cho các con bạn, hay việc bạn sẽ bị đánh giá thế nào ,bởi vì khi chúng ta trở về với cát bụi rồi thì ta không còn nghe thấy bất kỳ lời khen hay tiếng chê nào nữa.Thời gian mà các bạn sống vui vẻ trên đời ,thời gian để tìm kiếm của cải bằng biết bao gian khó sẽ chấm dứt .

 


Bạn đừng lo lắng nhiều đến mối quan hệ với con cái ,bởi lẽ chúng có số phận riêng của chúng,và chúng sẽ tìm được ,chắc chắn là như vậy ,con đường của chúng trong cuộc đời .

Chớ làm nô lệ cho con cái bạn .Hãy giữ quan hệ với chúng ,yêu thương chúng và giúp đỡ chúng khi chúng cần, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của cải bạn đã dành dụm cho chúng .

Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nhất khi bạn có thể và bằng lòng với cuộc sống.

Đừng kỳ vọng quá nhiều vào con cái bạn .Đa phần ,chúng đều yêu quý cha mẹ ,nhưng chúng quá bận với công việc và những ràng buộc khác mà chúng cần quan tâm nhiều hơn.

Có những đưa con bất cẩn ,chúng có thể cãi nhau về của cải của bạn ngay cả lúc bạn đang còn sống và có thể là chúng muốn bạn chết sớm hơn để thừa hưởng nhà cửa và của cải của bạn.

Nói chung ,con cái đều cho rằng chúng đương nhiên được thừa hưởng tất cả những gì bạn đang sở hữu trong khi bạn chẳng có quyền gì với tiền bạc của chúng.



Vì thế ,sau tuổi 50-60 bạn không cần phí sức, không cần phải hao tổn thêm sức khỏe để đổi lấy số của cải nhiều hơn mà phải làm việc đến lúc xuống mồ .Rất có thể là tiền bạc của bạn chẳng có chút giá trị nào trước mặt thần chết.

 

Khi nào thì chúng ta ngừng kiếm tiền ? Bao nhiêu thì đủ ? Một trăm ngàn dollars? Một triệu ? Mười triệu ? Từ hàng ngàn hecta ruộng đất bạn cũng chỉ ăn được chút ít rau quả và một nửa chiếc bánh mì mỗi ngày ; từ vài ba căn nhà bạn đã xây, thực tế là bạn chỉ cần vài mét vuông cho bạn : một chỗ ngủ ,một chỗ nghỉ ngơi ,một chỗ tắm và một chỗ làm bếp .Với chừng ấy thời gian mà bạn cần một chỗ ở ,một số tiền để ăn ,để mặc và một số vật dụng cần thiết khác …thế là bạn đã sống tốt rồi .Chỉ cần sống vui vẻ hạnh phúc là được.
Gia đình nào cũng có vấn đề ,bất luận là ở chế độ xã hội nào. Bạn đừng so sánh với người khác về phương diện tài chính, Đừng quan tâm đến việc ai có nhiều của cải hơn ,hoặc con cái ai thành đạt hơn về vật chất ,mà hãy đi chơi nhiều hơn , đến các bar ,kể cả đi du lịch nước ngoài .
Hãy nhanh chóng đặt lên bàn cân để so sánh xem ai có nhiều thời gian rỗi hơn ,ai hạnh phúc hơn ,ai khỏe mạnh và sống lâu hơn.



Đừng bận tâm đến những điều mà bạn không thể thay đổi .Nó chẳng giúp gì cho bạn ,mà trạng thái tinh thần không tốt còn đẫn đến bệnh tật .Hãy tạo cho mình một trạng thái thường xuyên ổn định ,và hãy xác định xem điều gì khiến bạn hạnh phúc.

Với chừng ấy thời gian bạn sống khỏe mạnh và vui vẻ, bạn hãy lên cho mình một kế hoạch ,rồi nóng lòng chờ đợi những ngày tiếp theo.

 

Một ngày sống mà không có phút giây nào vui vẻ là một ngày mất đi . Một ngày có dù chỉ một giây phút vui vẻ là một ngày được lợi .Một tâm hồn lạc quan thì chữa khỏi bệnh tật nhanh chóng. Nhưng một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn bệnh nào phải chữa ,bởi nó không quen biết bệnh tật …
 

Hãy giữ cho bạn một trạng thái tinh thần tốt ;hãy di chuyển ,ra ngoài thường xuyên ,đi dưới nắng mặt trời ,ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất ,và hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm 30-40 năm với thể lực và sức khỏe dồi dào.


Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có và những gì có ở xung quanh bạn .

Và đừng quên bạn bè .Họ chính là sự giàu có của cuộc đời bạn. Hãy giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài ,hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản : chịu khó nghe và đừng ngắt lời ; hãy nói chuyện chứ đừng nhạo báng ; hãy cho đi mà không bận tâm đến nhận lại ; hãy trả lời câu hỏi chứ đừng phản đố ; hãy tha thứ chứ đừng trách cứ, và đã hứa thì không được quên.

Như thế bạn sẽ không bao giờ cô đơn.

Chúc bạn có một cuộc sống dài lâu và đầy đủ !

 
GS. Nguyễn Lân Dũng
 

Phương châm sống của GS. Nguyễn Lân Dũng: "Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương tiếc."

Một trường hợp đầu thai ở Anh

Như mọi đứa trẻ lên 6 khác, bé Cameron Macaulay rất thích vẽ tranh. Tuy nhiên, những bức tranh về tổ ấm thân yêu của em làm mẹ Norma không khỏi dựng tóc gáy: một ngôi nhà màu trắng bên bờ biển Barra – khác xa căn hộ chung cư trong thành phố Glasgow nơi họ đang sinh sống.

Cameron cũng luôn miệng kể về người thân “cũ” của em: có cha, mẹ, các anh trai và chị gái – cả một gia đình lớn lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng nói cười, chứ không hiu quạnh như cuộc sống hiện tại với mẹ Norma và anh trai Martin.
“Kể từ lúc bắt đầu biết nói, Cameron đã cố gắng kể cho tôi nghe hẳn một câu chuyện về “quá khứ” trên đảo Barra” – cô Norma, 42 tuổi nhớ lại.

“Bé phụng phịu rằng nhà bé hồi xưa có những 3 cái toilet, trong khi căn hộ Glasgow hiện giờ chỉ có mỗi cái con con. Bé kể vanh vách mọi chi tiết về các thành viên gia đình: bố Shane Robertson đã bỏ mạng vì “không quan sát cẩn thận 2 bên” – tôi đoán ông ấy chết vì tai nạn ôtô, mặc dù Cameron không bao giờ nói thế; còn mẹ bé có mái tóc màu hạt dẻ dài ngang hông, rất hay nhoẻn miệng cười…”.


Cậu bé Cameron Macaulay có được tin là có-kiếp-trước (Ảnh: thesun.co.uk)
“Lần nào nhớ lại thằng bé cũng khóc đỏ hai mắt, rồi nằng nặc đòi tôi đưa trở về Đảo Barra để cho bố mẹ biết bé còn sống khỏe mạnh như thế nào”.

“Ban đầu người trong nhà ai cũng nghi Cameron bịa chuyện, họ còn khen thằng bé có trí tưởng tượng phong phú bất ngờ. Tuy nhiên sự việc trở nên nghiêm trọng khi càng lớn bé càng tỏ ra ủ rũ và sầu thảm, chẳng thể làm cách nào giúp an ủi nguôi ngoai.

Các cô giáo trường mầm non cũng tỏ ra ái ngại khi nhìn chú bé con lúc nào cũng lưng tròng nước mắt. Ngay cả lúc chơi đùa, bé cũng nhớ hồi trước đã cút bắt với các chị gái trên bãi đá ven biển ra sao…”.

Gia đình Macaulay không dư dả tài chính cho lắm, bởi một mình mẹ Norma phải làm việc để nuôi nấng hai anh em Martin và Cameron. Do đó mãi đến tháng Hai đầu năm 2006, ước nguyện về Đảo Barra của cậu bé “có-kiếp-trước” mới thành hiện thực nhờ sự tài trợ của một kênh truyền hình.


Ngôi nhà trắng bên bờ biển Barra trong trí nhớ của Cameron (Ảnh: The Sun)
“Đi cùng chúng tôi có Tiến sĩ Jim Tucker đến từ Virginia. Được biết ông đã nghiên cứu khá nhiều trường hợp “tái sinh” ở trẻ nhỏ như kiểu Cameron.

Đặt chân lên vịnh Cockleshell, việc đầu tiên 3 mẹ con cùng làm là tức tốc dò hỏi tung tích Robertson và “ngôi nhà trắng bên bờ biển”

“Chúng tôi lái thẳng xe về phía biển và ngay lập tức Cameron nhảy chồm lên khi phát hiện ra căn nhà. Theo thông tin từ cơ quan quản lý địa phương, chủ nhà trước đây đúng là mang họ Robertson, tuy nhiên sau khi ông này chết thì mọi người trong gia đình cũng bỏ đi cả”.

Quả thật, ngôi nhà có 3 toilet, cửa sổ phòng ngủ nhìn ra đường cất cánh sân bay, và sau vườn thì có 1 cánh cửa bí mật gần như không ai biết – đó là những điều trước đây Cameron luôn hào hứng kể cho tôi. Duy chỉ có điều, mọi tung tích về gia đình người chủ cũ dường như đã bị xóa sạch.

Trở về Glasgow, Cameron đã lấy lại bình tĩnh hơn. Bé không kể về Barra nhiều như trước nữa, và dường như cũng an tâm hơn vì không ai còn nghi ngờ bé bịa chuyện.


3Mẹ Norma và bé Cameron tại thành phố Glasgow (Ảnh: The Sun – thesun.co.uk)
Cameron chưa bao giờ kể chuyện vì sao bé đã rời bỏ “kiếp trước”. Nhưng có 1 lần tôi nghe bé nói chuyện với đứa bạn “đừng sợ chết, bởi chết xong thì vẫn có cơ hội quay về”.

“Khi tôi hỏi: Con đã đến với mẹ như thế nào, Cameron đã trả lời không chút ngần ngại: Con thấy mình rơi tõm vào trong bụng mẹ thôi. Vậy kiếp trước con tên là gì? Cameron mẹ ạ. Con vẫn là Cameron.


Sưu Tầm 

Thursday, May 14, 2015

Tuesday, May 12, 2015


Em cảm ơn chị Phong thật nhiều đã tặng em tấm hình thật đẹp trong ngày Lễ Mẹ

Saturday, May 9, 2015

Quỳnh Hoa







   Nhớ Mẹ   .

Hôm nay ngày Lễ Mẹ
Lòng con buồn biết mấy
Nhớ nhà mắt lệ mờ 

Biết bao giờ trở lại

Quê hương tôi ở đó
Sao nghìn trùng cách xa
Còn gì đâu để nhớ 

Thành phố của người ta

Mẹ ơi con bất hiếu
Chưa được thắp nén nhang
Nấm mồ buồn lặng lẽ 

Đau lòng mẹ suối vàng

Con luôn hoài sám hối
Mẹ ơi! Xin tha tội
Tim nhói đau từng hồi
Buồn biết thuở nào nguôi


Sao Linh

Thursday, May 7, 2015

Nạn ‘người Việt mất tích ở Anh’

Sam Judah
 

Tại Anh, một lượng lớn thiếu niên mất tích là người có nguồn gốc Việt Nam. Tại sao vậy?

Mỗi bức hình đăng trên trang chuyên thông báo vẻ trẻ mất tích ở Anh, Missing Kids UK, là một câu chuyện riêng rẽ, nhưng khi đặt chúng lại bên nhau, người ta dễ nhận thấy một mô hình đặc biệt, khó có thể bỏ qua.

Một lượng lớn các thanh thiếu niên này là người gốc Đông Á và Đông Nam Á, nhưng nếu xem xét cẩn thận hơn thì dường như hầu hết đều đến từ cùng một quốc gia.

Trong số 113 người được đưa ra, là danh sách không gồm các trường hợp mất tích ngắn hạn hoặc các trường hợp không được nêu vì những lý do an toàn, thì có tới gần một phần năm là những cái tên Việt Nam, mặc dù cộng đồng người Việt ở đây chiếm chưa tới 0,1% dân số toàn nước Anh.

Người ta tin rằng hầu hết các trường hợp đều được các băng đảng đưa lậu vào Anh, bị cảnh sát phát hiện và đưa vào các trung tâm chăm sóc.

Các em rõ ràng là không bỏ trốn khỏi những kẻ bắt giữ mình, mà còn thường trốn khỏi các gia đình nhận nuôi dưỡng mình và các trung tâm chăm sóc để trở lại với những kẻ đó, nhằm tìm cách trả các khoản nợ lớn và nhằm để gia đình ở Việt Nam khỏi bị trả thù.
Văn, một cậu bé người Việt 15 tuổi, mà dường như được đăng tải trên trang mạng trẻ mất tích dưới một cái tên khác, đã được đưa lậu vào Anh bằng xe tải và đã bị buộc phải giúp việc nhà cho những kẻ đã đưa cậu vào. Sau đó, cậu được đưa vào làm “thợ vườn” ở một số trại trồng cần sa trên cả nước.

Với Harry Shapiro từ Drugscope, câu chuyện này nghe rất quen. Ông nói rằng các băng nhóm người Việt kiểm soát phần lớn ngành công nghiệp trồng cần sa ở nước Anh.

“Khởi đầu là các băng đảng người Việt ở Canada,” ông nói. “Không phải là họ có văn hóa trồng cần sa, mà bắt đầu là có một nhóm phát hiện ra đây là một thị trường béo bở, rồi hoạt động này lan tới Anh thông qua cộng đồng tội phạm người Việt, có lẽ là vào khoảng năm 2004.”

Các nhà máy sản xuất thường được đặt trong các căn nhà ở khu dân cư, hầu như đều hoạt động ở mô hình nhỏ nhằm tránh bị phát hiện. Hệ thống đèn chiếu sáng mạnh cùng hệ thống phun tưới nước giúp cây tăng trưởng nhanh, và các thiếu niên như Văn thường bị nhốt trong các căn nhà như vậy.

Các vụ cảnh sát thu giữ cần sa tăng mạnh, từ khoảng 3.000 vụ trong 2004 lên trên 16.000 vụ trong 2011.

Tuy nhiên, như ông Shapiro nói, thì một phần khiến có thêm nhiều vụ bắt giữ là do giới chức theo dõi chặt chẽ hơn.
Hiệp hội Cảnh sát trưởng (Association of Chief Police Officers – ACPO) từ chối bình luận về chủng tộc của những người điều hành các cơ sở sản xuất này, nhưng Klara Skrivankova từ tổ chức chống nô lệ quốc tế Anti-Slavery International tin rằng có khuynh hướng rõ rệt trong vấn đề này.

“Có những người khác cũng tham gia – như các băng nhóm người Anh hay người Hoa – nhưng chủ yếu vẫn là người Việt, và điều này đúng trên toàn châu Âu,” bà nói.
Điều này giải thích vì sao ngày càng có nhều thanh thiếu niên từ Việt Nam tìm đường sang Anh.

“Các băng nhóm người Việt nhắm vào chính người Việt. Thường thì giữa nạn nhân và những kẻ buôn người hay có chung quốc tịch với nhay,” bà Skirivankova nói.
Hồi năm ngoái, 96 thiếu niên người Việt đã được chuyển tới cho cơ quan quản lý tình trạng buôn bán người của chính phủ, khiến Việt Nam trở thành quốc gia có nhiều đối tượng được cho là nạn nhân ở tuổi vị thành niên nhất tại Anh.

Văn nói cậu thường bị đánh tại một trong các căn nhà trồng cần sa, nhưng đã trốn thoát hồi đầu năm 2012.

Sau khi lang thang một ngày, cậu chạy vào một đồn cảnh sát địa phương nhờ giúp đỡ.
Tại đây, cảnh sát đã lấy dấu vân tay của cậu và thấy có liên hệ tới một địa điểm trồng cần sa khác. Cậu bị bắt vì bị tình nghi trồng cần sa.
Tội buôn bán trẻ em không phải là loại tội phạm phổ biến ở Anh, tuy hiện đang có một thách thức pháp lý nhằm ngăn chặn loại hình tội phạm này.

Parosha Chandran, một luật sư nhân quyền, hiện đang bảo vệ một trong ba vụ tại Tòa kháng cáo nhằm lật lại việc kết án một nam thiếu niên người Việt về tội trồng cần sa.
“Cần phải có cách bảo vệ các em này, là những đối tượng không được ai bảo vệ; cần bảo vệ các em không chỉ khỏi tay của những kẻ buôn người mà còn từ hệ thống tư pháp hình sự nữa,” bà nói.

Tuy nhiên, vụ việc chỉ hy vọng xử lý được một khía cạnh của vấn đề mà thôi.

Dù có bị kết tội hay không thì các em rồi vẫn được đưa vào trung tâm chăm sóc, và từ đó lại phát sinh ra một loạt những khó khăn mới.

Văn đã không bị truy tố và được một gia đình nhận nuôi. Cậu có vẻ hòa nhập tốt với cuộc sống mới, nhưng một tuần sau cậu tới lớp học tiếng Anh để rồi không bao giờ quay lại.

Giới chức tin rằng cậu đã bị chính những kẻ đưa sang Anh buộc phải rời bỏ gia đình nhận nuôi, và cậu đã mất tích đến nay được 
hơn một năm.

Ước tính hơn nửa số thiếu niên bị buôn lậu vào Anh rồi được đưa vào các trung tâm chăm sóc đã biến mất.

Chloe Setter từ Ecpat UK, một tổ chức thiện nguyện chuyên bảo vệ các nạn nhân, giải thích rằng sức mạnh của các mạng lưới tội phạm kiềm chế cả nạn nhân lẫn gia đình các em.

Các đầu mối tại Việt Nam thì hứa hẹn các em sẽ được đi làm, đi học ở Âu châu. “Có khi cha mẹ các em bán nhà cửa đi để có thể cho con sang Anh.”

Các em tới Anh gánh theo khoản nợ có thể lên tới 15.000 bảng, chưa kể tiền lãi thêm nữa.

“Những kẻ buôn người nói với các em rằng nếu tìm cách chạy trốn, chúng sẽ xử lý các em hoặc gia đình các em ở Việt Nam. Đó là lời đe dọa rất thật, bởi bọn chúng biết ở Việt Nam gia đình các em ở đâu,” bà nói thêm.

Liam Vernon, giám đốc Trung tâm Buôn bán Người UK, cơ quan thuộc chính phủ Anh, nói rằng có khi cảnh sát phát hiện ra cửa các căn nhà có trồng cần sa không khóa, bởi bọn tội phạm biết rằng các nạn nhân rất sợ hãi, không dám chạy trốn.

Philip Ishola, người điều hành Văn phòng Chống Buôn người, vừa trở về từ Việt Nam với một cái nhìn từ bên trong, chạm được tới mạng lưới tội phạm.

“Chúng tôi biết ít nhất hai trường hợp các gia đình bị nhắm vào,” ông nói.

Trong một vụ, một em gái sang Anh đã được đưa vào trung tâm chăm sóc, nhưng lo lắng cho cha mẹ ở nhà. “Chúng tôi liên hệ với người ở Việt Nam để tìm hiểu xem họ có ổn không, và tuy họ không bị đánh đập gì nhưng trang trại của gia đình đã bị thiêu trụi,” ông nói.

Việc xử lý vấn nạn này đang được thực hiện. Các quan chức từ Bộ 

Ngoại giao Anh đã đi cùng Ishola trong chuyến đi Việt Nam, nơi chính phủ sở tại cũng đang theo dõi các tuyến đường buôn người ra nước ngoài.

Tại Anh, nhiều tổ chức thiện nguyện đang làm việc cùng các cơ quan chính phủ nhằm tăng sự nhận thức chung về tình trạng buôn người, trong đó có cả chuyện liên quan tới Việt Nam.

Hiện đang có những lời kêu gọi nhằm để toàn bộ các đối tượng, sau khi đã được xác định là nạn nhân thì sẽ được cử người giám hộ, và người này sẽ chịu trách nhiệm pháp lý cho các em.

“Những gì đã làm được cho đến nay vẫn là chưa đủ,” Setter nói tiến trình thay đổi là quá chậm. “Chúng ta vẫn phải chứng kiến chuyện các em bị mất tích, rồi lại bị buôn lại.”
Vernon đồng ý rằng đây là vấn đề phức tạp, và không nghĩ rằng đã có bất kỳ tổ chức nào tìm ra câu trả lời cho mọi vấn đề.
“Đó là con đường dài lâu,” ông nói, “và chúng ta không thể độc hành trên con đường đó được.”

 Nguồn FB
NHỮNG CHUYỆN RẤT NGẮN không vui

 1-  Nồi cá bống kho tiêu

Ba mươi tuổi đầu, lận đận chiến chinh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập.  Đi tù.  Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần.  Quà chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con.  Được 3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại đi ra đi vào, trông ngóng mẹ.  Suốt hai năm không thấy mẹ lên thăm.
Được tha, về nhà mới hay khi mẹ về gặp mưa bị cảm nặng trong lần thăm nuôi sau cùng và đã qua đời hai năm rồi.  Giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ xuống ăn, hình như có vị mặn của nước mắt.

2-  Tình đầu

Mười tám tuổi, yêu tha thiết, tỏ tình.  Nàng chu mỏ: học trò, nhỏ xíu, bày đặt.  Hai mươi hai, Thiếu úy Sư Đoàn 18, về phép đến thăm, nàng lạnh lùng. Sợ làm góa phụ lắm.  Hai mươi sáu Đại úy Trưởng khối CTCT Trung Đoàn.  Khó chết rồi, xin bỏ trầu cau. Nàng ậm ừ để suy nghĩ lại đã. Tháng 4/75 chạy giặc, lạc mất nhau.
 Ở tù ra, gặp lại. Nàng đã có chồng, hai con. Buồn và mặc cảm, thôi cứ ở vậy không lấy ai. Ba mươi năm sau, lận đận quê người, gặp lại. Nàng chồng chết, các con trưởng thành ra ở riêng. Mừng rơn ,mời nàng đi ăn cơm tối nhà hàng. Tỏ tình.  Nàng thẳng thừng: già rồi bận bịu nhau làm gì, ở một mình cho khỏe.

3-  Hai chị em

Chị quen anh Hân, trung úy phi công. Anh đến nhà chơi, thấy em gái quấn quít Hân, chị nhường.  Hai người tổ chức đám cưới, chị gom hết tiền để dành tặng đôi vợ chồng mới.
Em có thai đứa con đầu lòng được 6 tháng thì Hân đi tù cải tạo. Chị thương em đang có con dại, thay em đi ra Bắc thăm nuôi Hân. Con được hai tuổi, em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với người tài xế. Chị tiếp tục đi thăm, dối Hân em dẫn con đi vượt biên rồi. Thấy Hân mừng cho tương lai vợ con mình, chị xấu hỗ, tủi thân, âm thầm khóc lặng lẽ trên chuyến tàu lửa từ Hà Nội về lại Sài Gòn.

Hân về, biết sự thật.  Buồn, dẫn con gái đi vượt biên. Nghe tin hai cha con chết trên biển, chị lập bàn thờ. Lấy tấm hình Hân đứng bên cạnh chiếc máy bay phản lực F5 Hân tặng chị hồi mới quen rọi lớn ra, bỏ vào khung đặt lên bàn thờ, chị khóc gọi Hân ơi…

 4-  Trả hiếu

Thằng Út đói bụng, tìm Lan. Chị ơi nấu cho em gói mì. Từ sáng đến giờ hai chị em chưa ăn gì cả. Nhà hết mì gói ăn liền lại hết cả gạo.

Lan dỗ dành, ba đi thồ về thế nào cũng mua bánh mì cho em. Trời tối dần vẫn không thấy ba về, Lan dẫn em ra đầu hẽm nơi anh Tư sửa xe gắn máy, ngồi đợi. Tư và Lan thương nhau đã hơn hai năm. Tư đang cố dành dụm ít tiền để sang năm làm đám cưới. Trời tối hơn, chú Bảy xe thồ chạy về báo tin ba bị xe đụng gãy chân rồi. Bệnh viện đòi 5 triệu mới chịu bó bột.
Lan về nhà thay áo, chạy vội ra nhà dì Năm đầu phố. Dì ơi con bằng lòng. Đêm bán trinh cho ông Đài Loan, Lan khóc lặng lẽ. Anh Tư ơi, cho em xin lỗi…

5-  Khói thuốc

Năm thứ hai ở Đại học CTCT Đà Lạt, Duy quen Trinh, học năm thứ nhất ở Đại học Chính Trị Kinh Doanh.  Hai đứa yêu nhau tha thiết, thề hẹn sống chết với nhau . Tốt nghiệp, Duy về Sư Đoàn 5 bộ binh, hành quân liên miên Bình Dương, Bình Long, Phước Long.  Đêm hành quân giăng võng nằm trong rừng cao su Đồng Xoài, Duy mơ có dịp về phép Đà Lạt, cùng Trinh tay trong tay dạo khắp Thành Phố Sương Mù, rồi vào Cà phê Tùng gọi một gói thuốc Capstan, một tách cà phê sữa, một ly sữa đậu nành nóng, cho ấm.
Trinh ra trường về nhà ba mẹ ở Sài Gòn. Duy xin phép thường niên được 7 ngày, ghé thăm. Trinh báo tin ba mẹ gả em cho anh giám đốc Trung Á ngân hàng. Cưới xong chắc em cũng vào làm ở đó luôn cho tiện. Mẹ bảo em hãy quên ông Trung úy đó đi.

Hai tháng sau Duy bị thương về nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa. Anh lính đơn vị cử đi theo chăm sóc chạy về báo tin hôm nay đám cưới cô Trinh, thấy nhà trai tới với nhiều xe hơi sang trọng lắm.
Duy chống nạng ra ngồi trước hiên, châm điếu thuốc.  Thẩm quyền! bộ ông đang khóc đó hay sao? Không phải đâu, chỉ là khói thuốc lá cay cay làm chảy ra nước mắt…

6-  Chồng xa
  
Tin vào chủ trương của lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện, cha Hạnh bỏ lúa đổi sang nuôi tôm xuất khẩu. Vay của ngân hàng nhà nước 3 tỷ bạc. Tôm chết trắng ruộng, lỗ nặng. Đến hạn trả nợ, không trả được bị ngân hàng hăm tịch thu nhà. Vịnh, em trai đang học lớp 10 muốn bỏ học đi làm thuê. Hạnh khuyên em cứ tiếp tục học lên đại học, mong sau nầy đổi đời.  Nợ nần của gia đình để chị lo.

Nuốt nước mắt vào lòng, Hạnh lên Sài Gòn tìm mối lấy chồng Đại Hàn.  Được ba tháng chị gọi phôn về thăm Vịnh, dặn dò em cố gắng học và chăm sóc cho cha. Tiếng chị nghèn nghẹn như đang khóc. Thương chị,Vịnh nghẹn ngào hứa vâng theo lời chị dặn dò. Hai tuần sau, tòa lãnh sự Đại Hàn mời gia đình đến nhận bình đựng tro cốt của Hạnh.  Họ giải thích tại chị nhảy lầu tự tử…

Trên chuyến xe đò từ Sài Gòn về Long Xuyên, xe chạy qua những cánh đồng lúa bạt ngàn tận chân trời, Vịnh thút thít khóc gọi chị Hai ơi…

Nguồn Email
Tên Việt trên đất Mỹ
 Cũng như đêm cuối cùng của Đường tăng trằn trọc không sao ngủ được, chờ ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Cụ Phúc đêm nay cũng vậy ! Ngày mai cụ tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ. Cụ nằm trăn trở nghĩ đến cả mười năm trời dằng dẵng, từ khi đủ năm để hợp lệ nạp đơn, đến những đêm đứa con trai đi làm về chở cụ đi học lớp luyện thi vào quốc tịch ở văn phòng USCC. Cụ nghĩ nó như con thoi giữa 2 thế hệ. Trong tuần đưa cụ đi học tiếng Anh, bắt cụ phải trả lời điện thoại "hello" chứ nói "tôi nghe đây" làm sao Mỹ hiểu được . Cuối tuần đưa con đi học tiếng Việt, mắng con gọi xe "fire truck" là "xe lửa", phải nói là " xe cứu hỏa " hay " xe chữa lửa " chứ. Nhiều lúc cụ thấy phải chi mà thằng chắt đi học tiếng Anh, còn cụ đi học tiếng Việt thì mới đúng theo lý tự nhiên của trời đất.     
  
Thoạt đầu cụ tưởng cả lớp luyện thi vào quốc tịch này, đầy những cụ tuổi gần đất xa trời, học để giết thì giờ, cho bớt nỗi buồn xa xứ. Vậy mà ngày bà cụ Ngà thi rớt, cả lớp xôn xao lên như ngày Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam. Thực ra thì bà này rớt cũng đáng đời lắm. Đời thuở nào ông quan tòa hỏi tổng thống Mỹ là ai, bà cụ lại trả lời là Nguyễn văn Thiệu thì đậu làm sao được?

 Sinh nhật người nào trong lớp, bà cũng làm cho một cái bánh gà-tồ rồi bắt các cụ vây quanh hát "Happy Birthday". Cụ không biết đến ngày chết thì người ta có hát "Happy Deathday" không, bởi vì cụ nhớ bên quê nhà những ngày kỵ giỗ mới thật là quan trọng. Con cháu tụ họp ăn uống 2, 3 ngày liền. Chứ ngày bước vào trần thế khổ ải này, người ta phải dày công tu hành để thoát ra khỏi vòng luân hồi, thì mừng rỡ ngày sinh để làm gì ?          

Vậy mà thời gian thấm thoát qua đi, rồi cũng đến ngày cả lớp đi thi. Các cụ sáng sớm đã ngồi đầy ra ngoài phòng đợi của sở di trú trong tòa đô sảnh thành phố. Cụ nghĩ ngày xưa đi thi Hương , thi Đình cũng chỉ nhộn nhịp đến thế là cùng. Con cháu đem theo cho nào là bánh trái, nước uống, cả ghế xếp để ngả lưng, như thi vào quốc tịch đến mấy ngày trờị. Bây giờ trí nhớ các cụ kém cỏi , học được tiếng Mỹ chữ nào, vài bữa lại quên hẳn đi không biết phát âm làm sao. Cho nên đi thi, cụ nào cũng viết chi chít, như xâm mình trên tay, các câu trả lời phiên âm ra tiếng việt. Thằng cháu cụ Tốc thì cứ nhắc đi, nhắc lại Ngoại nhớ ngày lễ quan trọng nhất của Mỹ không phải là Tết, mà là ngày Độc Lập nha !. Cụ lại kéo tay áo lên lẩm bẩm kiếm chữ IN ĐẺ BÊN ĐÀNG . Bà cụ Ngà hỏi với qua "Có phải là ngày Tây về nước không, cụ Phúc ?". Cụ đành thở dài, biết ông tòa muốn đánh rớt thí sinh nào thì chỉ cần bắt hát bài quốc ca Mỹ là thí sinh đó rớt ngay. 


Vậy mà Giời phù hộ, cả lớp đậu hết . Cụ còn nhớ ngày ăn mừng tân khoa , cụ nào cũng hí hửng như những đứa trẻ con vừa lên lớp, cầm vẫy lá cờ Mỹ để chụp hình lưu niệm. Bà cụ Ngà hôm ấy đẹp hẳn ra, mặc cái váy đầm thay cái quần đen vừa nói "Con gà tui lội sông" (congratulations), vừa high-five , vừa "hug" mọi người . Cụ thấy mọi người như trẻ ra dến cả chục tuổi. Có thể là vì cái ôm nồng nàn da thịt của bà cụ Ngà làm cụ thấy trong người đổi thay như cả một mùa xuân hừng hực kéo nhau về. Có thể là vào quốc tịch mới, làm người ta tưởng như đổi thành một kiếp người khác, trở lại cái tuổi tập ăn tập nói, nên hồn nhiên như một đứa trẻ thơ. 
       
 Thế mà đêm nay cụ lại trằn trọc . Một phần là vì cụ cứ nghĩ đến ngày mai ở tòa đô chính , ông thị trưởng thành phố tổ chức nghi lễ tuyên thệ vào quốc tịch riêng cho cộng đồng người Việt, để đánh dấu một chặng đường gần phần tư thế kỷ tàn cuộc chiến tranh của người Mỹ tại Việt Nam. Ông chủ tịch mấy hôm nay hăm hở nhắc nhở bà con mặc đồ cho đẹp để lên truyền hình. Mọi người học thuộc lòng câu "I am proud to be American" để khi báo chí radio người Mỹ phỏng vấn thì tỏ ra cộng đồng người Việt mình mau hội nhập hơn các cộng đồng sắc tộc khác. 


        Cụ cứ nghĩ tới lúc trước cử tọa cả nghìn người, có thống đốc tiểu bang, nghị sĩ, dân biểu quốc hội, quan chức các ngành, người ta gọi tên cụ lên khán đài nhận bằng công dân Mỹ, là cụ lại xốn xang trong người. Chả vì cụ ngang bướng giữ cái tên cúng cơm của cụ. Tên họ trong tờ khai sinh cụ là Dư Quí Phúc. Ỏ trại tỵ nạn, cụ đã bao nhiêu lần cãi gàn cãi bướng với mấy người thông dịch viên là tên cụ phải có dấu mới là tên của cụ tiếng Việt một chữ có hằng chục nghĩa nếu không bỏ dấu. Thí dụ như LO có thể là lớ, lợ, lờ, lơ, lộ, lô, lố, lồ, lồ, lo, lọ ,lò, ló, lõ ... Vậy mà có ai nghe cụ đâu , người ta cứ điền vào tên trước họ sau.         
  
Cho đến hôm cụ còn nhớ mãi ngày nhà thờ First Bapstist Church bảo trợ gia đình cụ đến thành phố này. Hôm ấy chủ nhật, nhà thờ đông đảo chật cứng đến nỗi người ta phải đứng lan ra ngoài hành lang. Ông mục sư trịnh trọng giới thiệu gia đình cụ mới định cư. Cứ mỗi lần tả cảnh gian khổ gia đình cụ trải qua, cả nhà thờ lại xướng ầm lên Alleluja có nghĩa là ngợi khen Chúa. Cuối cùng ông mục sư nói dõng dạc giới thiệu cụ: Please welcome, Mr. Phuc Du. Cái giọng ông oang oang lên "Phuc Du !" Cả nhà thờ đang xôn xao bỗng im lặng như chiếc xe lửa thắng gấp lại rồi lấy trớn lao tới cười nghiêng, cười ngửa. Ông mục sư ngơ ngác sửa lại gọng kiến, nhìn xuống tờ giấy viết tay rồi đọc lại tên cụ lần nữa Phuc Du Lần này đến phiên ông mục sư gấp người lại làm đôi, cười sặc sụa chảy cả nước mắt nước mũi ra. Cụ Phúc chân ướt chân ráo, tưởng đó là phong tục địa phương chào đón mình đứng bụm hai tay đưa lên trán bái tứ hướng để cảm ơn sự ưu ái của nhà thờ.

 Sau này ông mục sư cho người đến đề nghị cụ đổi tên gọi để lấy lại sự nghiêm trang . Một là cụ lấy hẳn tên Mỹ như John, Peter, Larrỵ..cho dễ gọi Hoặc phiên âm tên cụ tiếng Việt Ông Phúc Dư ra tiếng Mỹ là Mr. Foot Joy. Cụ bực lắm, tên cụ từ Việt Nam là Quí Phúc , nghĩa là ơn phước quí báu của Trời Phật ban cho , sang đến đây thì lại thành ...Túc Hân , là bàn chân hân hoan. Cụ bỏ xứ sở ra đi, mất hết chỉ còn một cái tên Việt là cái di sản gốc gác của cụ mà đành phải mất luôn sao . Từ đó cụ không đi nhà thờ Tin Lành nữa, nhưng tên cụ thì cứ tạm thời giữ vậy. Cụ đi tỵ nạn vài bữa, khi nào quốc gia thanh bình thì cụ lại dắt các con cháu về. Thà làm cụ Phúc nước Việt , hơn làm cụ Túc nước Huê Kỳ
Ngày mai cụ tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ. Thế mà cụ Phúc lại trằn trọc đêm nay không sao ngủ được. Cũng bởi vì mấy hôm trước các cụ tân khoa bàn về chuyện tiếp tân mừng ngày nhập tịch Mỹ. Bế tắc từ đầu chỉ vì các cụ phải chọn món ăn cho buổi tiệc. Món ăn nào đãi khách vừa thích hợp với quốc tịch mới, vừa có bản sắc dân tộc.

     Ông Hai Bò lên tiếng ngaỵ Ông này tên việt nam là Cao Văn Tự, trong giấy tờ viết là Tu Cao. Mỹ đọc là " two cows" nghĩa là 2 con bò. Từ đó có tên Hai Bò . Vốn là dân thông dịch viên cho Mỹ ở căn cứ Long Bình, sang bên này ông bán bảo hiểm nhân thọ.  Mọi người đều lắng nghẹ Hai Bò trịnh trọng xoa 2 tay vào nhau . " Cái tra***ion của người Mỹ từ trước đến nay, party mà có tính cách dân tộc là phải có barbecue. Barbecue là chữ ghép bởi 2 chữ "Barbaric" and "cuisine" có nghĩa là cách nấu ăn cách mọi rợ. Ám chỉ một sinh hoạt văn hóa bán khai của người da đỏ ngày trước. Họ mới là người Mỹ chính hiệu con nai vàng. Tuy những người da trắng đến đây, dùng vũ lực cướp hết đất đai của người da đỏ để lập nên Hiệp Chủng Quốc, người Mỹ luôn luôn nhắc nhở con cháu họ ông tổ Mỹ là người da đỏ bằng cách ăn barbecue . Do đó chúng ta trở thành công dân Mỹ, uống nước nhớ nguồn: "Drinking water remember origin hole". Tôi xin đề nghị món ăn barbecue "  

Cụ Can't Do đứng lên khua tay phản đối . Tên thật cụ là Đỗ Thành Cẩn. Viết theo lối Mỹ thì họ tên lẫn là Can T. Do. Bà cô dậy Anh ngữ thấy cụ chả bao giờ chịu làm homework, bèn đọc luôn là "Can't Do". Cụ là người duy nhất không mua bảo hiểm của Hai Bò vì bà xã cụ còn sồn sồn. Cụ chỉ sợ có bảo hiểm nhân thọ thì nhiều khi chết sớm vì lâu nay cụ Can't Do không còn hăng hái trong chuyện phòng the, mà vợ cụ còn xuân xanh lắm. Ngày xưa bán bánh cuốn ngoài chợ Thị Nghè, vợ cụ ngồi xổm nhiều nên cái bàn mông mẩy ra tròn trịa to như hai cái ***g bàn. Ở Việt Nam thì cái quần đen với cái áo bà ba che hết đi, qua Mỹ mặc cái quần jean vào nó lồ lộ , khêu gợi làm sao . Thế mà cụ Can't Do lại cứ cố tình phớt lờ như thể cụ là một nhà hiền triết đạo mạo.       

        Ngày nào cụ cũng tập Tai Chi cho cứng gân cứng cốt, mà hễ cứ gần vợ thì cả người cụ rủ nhau... mềm nhũn ra như bún. Lần nào vợ cụ cũng thở dài thườn thượt, bảo cụ chết quách cho xong. Nói vậy thì cụ mua bảo hiểm nhân thọ để làm quái gì. Nghe Hai Bò trình bày món ăn barbecue, cụ 
Can't Do gạt phắt đi.          

Cụ Can't Do tiếp: “Miếng thịt Barbecue là biểu tượng cái đầu óc thực dân, kỳ thị của người da trắng. Nước mỹ là nơi melting pot, hợp chủng quốc. Món ăn tiêu biểu phải là hamburger, món thịt bằm hầm bà lằng. Người Mỹ ăn hamburger còn để nhắc nhở con cháu họ về cuộc chiến Nam Bắc phân tranh tương tàn của họ. Tôi xin đề nghị món thịt băm hamburger". 

 Bà Loan To , tên Việt là Tô thị Loan, Mỹ lại đọc là Lôn To, được dịp đứng lên phát biểu. Bà này lại có chồng Mỹ da đen Frank Quaker, hoả đầu quân của lính bộ binh Mỹ tham chiến thời trước. Nên tên bà nay có thêm họ Mỹ là Loan To Quaker. Mấy cụ trong lớp thì Việt Nam hoá tên bà là Lôn-To-Quá-Cỡ !!! Bà Lôn To phát biểu "Dạ tui không biết nhiều về lịch sử Mỹ, chỉ biết ngày đầu tiên về nhà chồng được ông xã tôi cho ăn món Hot Dog. Tui thấy hot dog mới là biểu tượng đúng cho chức vị siêu cường quốc, hùng mạnh của nước Mỹ. Tui xin đề nghi Hot Dog, mà size loại Jumbo à nghen". 

  Bà cụ Ngà ngồi bên đắc ý hùa theo "Cùng là bò mà thịt bò Mỹ nó khác thịt bò Việt Nam chị ạ. Để cả tuần trong tủ lạnh , bỏ ra nó cứ đỏ ửng lên. Còn thịt bò Việt Nam mình để từ sáng đến trưa nó tái hẳn đi như thịt trâu ấy".         Các cụ ông... lấm lét nhìn nhau không biết bà cụ Ngà đang bàn về văn hóa của những miếng thịt hay nói xéo qua về những đồ gia dụng hàng ngày của... các cụ ông ? 

Cụ Quýnh trưởng ban tổ chức thấy mọi người nhao nhao lên, nên theo tinh thần dân chủ của Mỹ đề nghị là sẽ có cả 3 món barbecue, hamburger và hot dog. Ông Hai Bò lại có thêm ý kiến để có tinh thần Mỹ Việt đề huề, các món ăn trong thực đơn phải dịch ra tiếng Việt . Cụ Quýnh sẽ cho ghi bên cạnh là: barbecue (thịt nướng kiểu mọi), hamburger (thịt bằm dập), hot dog ( thịt chó nóng).             

 Đã gần nửa đêm mà cụ Phúc chưa thấy ai lên tiếng về phần món ăn việt nam. Có thể là vì người Việt mình ở Tây phương trong những xã hội tự do lại cảm thấy mình như côi cút, lạc lối, xa lạ cả với chính tình tự quê hương của mình. Từ xưa đến nay cụ vẫn tự hào về bản sắc văn hóa riêng biệt của người Việt. Ra ngoại quốc cụ thấy rằng cái mà xưa nay ta vẫn tưởng là Việt tính, nay chỉ còn lại chẳng bao nhiêu là Việt, mà tính cũng chẳng còn là bao. Với cái hoang mang đo, cụ nghĩ đến câu văn hào Paul Valry "Muốn biết văn hóa của giống dân nào thì cứ nhìn vào sinh hoạt hàng ngày của giống dân đó". Cụ nghĩ nếu đãi khách bằng một món ăn có bản sắc dân tộc, biểu tượng cho người Việt thì phải chọn là món ăn gì. Không gì Pháp bằng crêpe, không gì Mỹ bằng hamburger, không gì Ý bằng pizza, không gì Đức bằng bratwurst, không gì Mễ bằng taco, không gì Nhật bằng sushi. Còn Việt nam là phở ư ?

 Ở bên này Cụ thấy hầu hết những đám cưới, đám hỏi người ta giữ đủ phong tục nghi lễ cổ truyền mà có đám nào đãi ăn phở đâu mà gọi là món ăn dân tộc ? Hay là tại sao mình không tổ chức tiếp tân tại nhà hàng Tàu cho tiện.      
        Chỉ có thế thôi mà giông bảo nổi lên trong phòng hội chỉ vì sự khủng hoảng về hiện tượng  ý thức và tình cảm quê cha đất tổ.       

        Trời đã quá đêm ... Ánh trăng còn lại một chút trên khung cửa ẩm ướt hơi sương. Cụ Phúc vẫn còn nằm trăn trở không sao ngủ được ...


Nguồn Email



Tuesday, May 5, 2015

    Đừng   .

Đừng để nhìn thấy 1 nụ cười rồi mới cười lại. 

Đừng đợi đến khi được yêu thương mới yêu thương lại. 

Đừng đợi đến khi cô đơn mới nhận ra giá trị của tin nhắn.
 
Đừng đợi đến khi có 1 công việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm.
 
Đừng để có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút.
 
Đừng để đến khi làm người khác buồn rồi mới xin lỗi.
 
Ðừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh bản thân mình với người khác. Mỗi chúng ta là một con người khác nhau và đều có những giá trị khác nhau.
 
Ðừng mãi mê theo đuổi những mục tiêu mà người khác cho là quan trọng, vì chỉ có bạn mới hiểu rõ những mục tiêu nào là tốt cho mình.
 
Ðừng ngại học hỏi. Kiến thức là một tài sản vô hình và sẽ là hành trang vô giá theo bạn suốt cuộc đời.
 
Ðừng ngại mạo hiểm để làm những điều tốt. Ít nhất bạn cũng học được cách sống dũng cảm với những lần mạo hiểm.
 
Ðừng nên phí phạm thời gian hoặc những lời nói thiếu suy nghĩ. Cả hai thứ ấy một khi đã qua đi hay thốt ra thì không thể nào bắt lại được.
 
Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.
 
Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi.
 
Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình, chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.
 
Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại, chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ “giàu có” trong cuộc sống của mình.
 
Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.
 
Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.
 
Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.
 
Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.
 
Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho.
 
Đừng ngần ngại thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo.
 
Đừng e dè đối mặt thử thách. Chỉ khi thử sức mình, bạn mới học được can đảm.
 
Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến chỉ vì bạn nghĩ không thể nào tìm ra nó. Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.
 
Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu.
 
Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.
 
Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dễ dàng.
 
Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại.
 
Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.
 
Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống.
 
Đừng quên tìm cho mình một người bạn thực sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời.
 
Và cuối cùng đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.
 
Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá…
 
Hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận được thật nhiều. Gửi thông điệp này đến những người mà bạn yêu quý. Và đừng quên gửi lại cho tôi nếu tôi vẫn là 1 người bạn của bạn. Bạn nhận được tin nhắn này….thì hãy cười đi nhé! Vì ít nhất đâu đó quanh đây… có một người nhớ bạn…

Nguồn Email